Những ảo thuật gia nổi tiếng như David Copperfield, Cris Angel và Dynamo đã mang đến cho khán giả khắp thế giới những mà trình diễn điêu luyện đến mức…. không tưởng với kỹ năng tinh tế tuyệt vời. Nhưng cách đây 5.000 năm, trong hình thức sớm nhất, các ảo thuật gia cổ đại cũng mang tới cho khán giả sự ngạc nhiên và… sợ hãi.
Ảo thuật gia đầu tiên là ai?
Chúng ta đã quá quen với những màn trình diễn ảo thuật quy mô lớn, đòi hỏi rất nhiều sự công phu trong cả khâu chuẩn bị lẫn trình diễn mà điển hình là màn biểu diễn “hô” biến mất. Tuy nhiên, từ xa xưa người Ai Cập cổ đại đã mô tả hình thức ảo thuật huyễn tưởng này trong văn học và trên những bức tranh trong hầm mộ.
Khoảng năm 1823, nhà thám hiểm người Anh Henry Westcar đã khám phá ra một tờ giấy cói Ai Cập có niên đại 2500 TCN, miêu tả một pháp sư tên là Dedi đang thực hiện một thủ thuật chặt đầu một con vật rồi dâng lên nhà vua.
Bức tranh miêu tả một pháp sư đang thi triển phép thuật trước mặt Pharaoh. (Ảnh: Gloomy Grim)
Sau đó, bằng khả năng huyền bí của mình, Dedi đã lấy chiếc đầu bị chặt lìa ấy đặt vào vị trí cũ một cách kỳ diệu và sau đó con vật lại hồi sinh trở lại. Mặc dù một số chuyên gia cho rằng câu chuyện này là hoàn toàn hư cấu, nhưng những người khác lại chỉ ra rằng, thuở xưa tại Ai Cập, các pháp sư đồng thời cũng là những nhà tiên tri.
Một ví dụ khác có thể kể đến là một trò ảo thuật ở Ai Cập mà được mô tả trong một bức tranh trên tường mộ của Baqet III ở Beni Hasan từ thế kỷ 21 TCN. Trong bức tranh, hai người đàn ông đang ngồi quanh một chiếc bàn với những cái bát úp ngược.
Một số người giải thích điều này như là hình thức sơ khai của trò ảo thuật lừng danh Bóng xuyên qua cốc, tuy nhiên có người lại nói rằng nó đơn giản là một loại hình tiêu khiển của thời ấy. Bức tranh cũng mô tả những người tung hứng cùng các trò chơi và các hoạt động giải trí khác.
Bức tranh trong lăng mộ của Baqet III, Beni Hasan, Ai Cập. Liệu đây có phải là mô tả đầu tiên của trò ảo thuật Bóng xuyên qua cốc? (Ảnh: Historic Mysteries)
Acetabularii là một nhóm pháp sư đã thực hiện trò ảo thuật “Bóng xuyên qua cốc” ở Rome cổ đại trong khoảng 250 năm bắt đầu từ khoảng năm 50 SCN. Tên của nhóm này bắt nguồn từ ảo ảnh gốc, trong đó họ sử dụng những viên đá và vài chén giấm nhỏ.
Ảo thuật hay lừa bịp?
Trải qua cả nghìn năm sau đó, ảo thuật có liên kết đến những điều huyền bí và bí ẩn mà nhiều người ám chỉ đó là những trò có liên quan đến các phép thuật. Vì vậy, ảo thuật không còn là hình thức giải trí vô hại nữa mà đã bị hạn chế, cấm phổ biến.
Trong giai đoạn khắc nghiệt này, chỉ một số ít người được biểu diễn ảo thuật dưới sự cho phép của những người có thẩm quyền nhưng chỉ là những màn biểu diễn xiếc và biểu diễn đường phố làm mê hoặc khán giả bằng các trò ảo thuật truyền thống được xác nhận là vô hại.
Năm 1584, một người Anh tên là Reginald Scott đã viết cuốn sách “Lật tẩy những trò phù thủy” để cho thế giới thấy rằng những trò phù thủy là không tồn tại. Tuy nhiên, đối với những ảo thuật gia, cuốn sách này đã gây tổn thất vô cùng to lớn. Scott đã tiết lộ nhiều bí mật của ngón nghề này và đưa ra những quan điểm hình dung các ảo thuật gia như những kẻ lừa đảo và bịp bợm.
Với sự ảnh hưởng của tác động của cuốn sách, nghề ảo thuật lại càng thu hẹp hơn nữa. Mặc dù phần lớn các bản sao của cuốn sách này đã bị tiêu hủy vào đầu thế kỷ 17, nhưng cũng phải mất thêm 50 năm để khắc phục những thiệt hại mà nó mang đến.
Một ảo thuật gia đang biểu diễn trò ảo thuật một chiếc cốc, trong khi đó một người đàn ông đang lấy trộm ví tiền của một khán giả. Bức tranh “Ảo thuật gia” (1475) của Hieronymus Bosch. (Ảnh: theworldnews.net)
Một cuốn sách khác, Hocus Pocus Junior, khá phổ biến trong năm 1634. Cuốn sách này hướng dẫn cơ bản về một số trò ảo thuật trong thời kỳ này, trong đó có việc hướng dẫn tỉ mỉ các bước để thực hiện trò ảo thuật Bóng xuyên qua cốc cũng như hướng dẫn các câu thoại của ảo thuật gia vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Trò tiêu khiển trở thành hình thức nghệ thuật đẳng cấp
Bước chuyển mình đầu tiên trong việc khiến cho ảo thuật trở nên phổ biến được cho là công lao của ảo thuật gia người Pháp Jean Eugene Robert Houdin. “Cha đẻ của ảo thuật hiện đại” này sinh năm 1805 tại thị trấn Blois ở miền Trung nước Pháp và thực sự trở nên hứng thú với môn ảo thuật nhờ một dịp may tình cờ.
Có ý định theo nghề của cha làm thợ sửa chữa đồng hồ, cậu thiếu niên Houdin đã tiết kiệm tiền để mua một bản sao của cuốn Traite de l’horlogerie (Khái luận về làm đồng hồ). Thay vì nhận được hai tập sách dạy sửa đồng hồ, Houdin lại được gửi cho một bộ hai cuốn sách về ảo thuật. Houdin say mê nghiền ngẫm cuốn sách và bắt đầu tận dùng từng giây phút để thực hành.
Jean-Eugène Robert-Houdin (1805-1871), còn được biết đến với danh hiệu “Cha đẻ của ảo thuật hiện đại”. (Ảnh: Historic Mysteries)
Tuy vậy, Houdin không học hỏi được nhiều điều từ cuốn sách, vì vậy ông đã nhờ một nhà ảo thuật địa phương để tìm hiểu thêm. Người thầy của ông, Maous, là một bác sĩ có sở thích biểu diễn tại các hội chợ và tiệc tùng. Maous dạy Houdintất cả các nguyên tắc cơ bản của ảo thuật, sự khéo léo của đôi tay cùng sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và mắt.
Có lẽ bài học lớn nhất mà Houdin học được là sự kiên trì và sự khéo léo của đôi bàn tay. Số phận đã đặt định Houdin trở thành một ảo thuật gia thay vì một anh chàng sửa chữa đồng hồ và ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho những ảo thuật gia kế tiếp ông như Harry Houdini, bậc thầy về những màn biểu diễn ảo thuật “hô” biến mất đồ vật.
The Magic Circle
Sự quan tâm dành cho ảo thuật bắt đầu nóng lên một lần nữa vào cuối thế kỷ 19. Các nhà ảo thuật đã phát minh ra các màn biểu diễn mới, và khán giả một lần nữa lại sẵn sàng trả phí để xem chương trình. Một ngày mùa hè năm 1905, một nhóm khoảng 20 ảo thuật gia đã gặp nhau tại Nhà hàng Pinoli ở trung tâm Luân Đôn.
Họ muốn thành lập một câu lạc bộ ảo thuật hoàn toàn mới. Trong nhóm này có David Devant, là một trong những ảo thuật gia vĩ đại nhất mọi thời đại của nước Anh. Ban đầu họ cân nhắc một cái tên câu lạc bộ để vinh danh vị ảo thuật gia vừa mới qua đời tên là Martin Chapender nhưng cuối cùng họ quyết định gọi nhóm của mình là The Magic Circle.
David Devant trở thành Chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ và câu khẩu hiệu “Tất cả được thực hiện với lòng tốt“, đã xuất hiện trên áp phích công khai của hội. Các thành viên tăng trưởng trên toàn thế giới, và một quyết định trọng đại khác đã được các thành viên đưa ra vào năm 1991 khi lần đầu tiên họ cho phép phụ nữ tham gia vào câu lạc bộ, với điều kiện họ đáp ứng các tiêu chí thành viên.
David Devant, một trong những ảo thuật gia vĩ đại nhất nước Anh thế kỷ 20. (Ảnh: Sleighted)
Từ những năm 1970 trở đi, các màn ảo thuật trở nên hấp dẫn đến độ chúng có hẳn một chương trình cố định trên truyền hình. Các ảo thuật gia của Anh như David Nixon, Tommy Cooper và Paul Daniels đã giúp mang ảo thuật tới ngôi nhà của hàng triệu khán giả.
Tiết lộ động trời
Một trong những chương trình ảo thuật gây tranh cãi nhất diễn ra trong khoảng thời gian từ 1997-1999. Với sự ra mắt của chương trình “Giải mã ảo thuật gia”, kênh truyền hình Fox đã hé lộ những bí mật vốn được giữ kín của các nhà ảo thuật. Một ảo thuật gia đẳng cấp thế giới sẽ thực hiện những màn ảo thuật kinh điển như Cưa người, Dùng răng bắt một viên đạn và Biến hình. Sau đó, ông sẽ giải thích cách mà các ảo thuật gia thực hiện những thủ thuật này.
Ảo thuật gia này được biết đến với biệt danh là ‘Pháp sư đeo mặt nạ’ và không bao giờ cất tiếng nói trên màn hình. Diễn viên Mitch Pillegi (nổi tiếng với vai diễn trong bộ phim Hồ sơ tuyệt mật) là người thuyết minh những lời giải thích. The Magic Circle và các thành viên của hội ở bên cạnh họ trong những chương trình phát sóng đầu tiên.
Tuy nhiên, ‘Pháp sư đeo mặt nạ’ đã biến thành một biểu tượng của truyền hình vào cuối những năm 1990. Trong phần cuối của chương trình, ‘Pháp sư đeo mặt nạ’ tiết lộ bí mật lớn nhất – danh tính thực sự của ông. Val Valentino là người đàn ông đứng sau chiếc mặt nạ, và ông khẳng định rằng mục tiêu của ông khi thực hiện chương trình này là để làm dấy lên sự quan tâm của công chúng đối với ảo thuật.
Val Valentino, ảo thuật gai với biệt danh “Pháp sư đeo mặt nạ”. (Ảnh: punchviral.com)
Nhờ vào thao tác của đôi tay khéo léo
Một số ảo thuật gia thường tập trung vào một lĩnh vực ảo thuật cụ thể. Tuy nhiên, một đặc điểm và tài năng mà tất cả các ảo thuật gia đều có chính là nghệ thuật đánh lạc hướng. Khả năng này còn quan trọng hơn trong những màn ảo thuật cận cảnh. Vào một thời điểm nhất định trong buổi biểu diễn, ảo thuật gia sẽ làm phân tâm khán giả bằng một hành động đánh lạc hướng.
Ảo thuật là nghệ thuật của sự nhanh tay, che giấu tài tình và đánh lạc hướng. (Ảnh: Edumall)
Trong khi khán giả chăm chú tập trung theo hướng đó, ảo thuật gia sẽ giấu đi những gì đang thực sự diễn ra. Một ví dụ hoàn hảo là cách ảo thuật gia che giấu thứ gì đó trong tay áo của mình. Ảo thuật cận cảnh cũng cần có sự thao tác tay khéo léo ở một mức độ cao. Vì vậy, các ảo thuật gia có xu hướng chuyên về lĩnh vực này thường phải luyện tập rất chăm chỉ để duy trì những gì mà họ gọi là ‘trí nhớ cơ bắp’.
Bên cạnh yếu tố kĩ năng, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng không ít các màn biểu diễn chỉ có thể thực hiện được khi nhà ảo thuật sở hữu công năng đặc dị. Công năng đặc dị là các tiềm năng trong thân thể người và có thể khai phát thông qua quá trình tu luyện nghiêm túc. Giới khoa học hiện đã chứng thực sự tồn tại của ít nhất 6 trong tổng số hàng ngàn công năng và con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên.
Những người trong giới tu luyện tuyệt học đều hiểu một nguyên tắc là không được phép tùy ý triển hiện năng lực siêu thường trong xã hội, không được phép phá hoại trạng thái của xã hội người thường, tùy ý khoe khoang, thi triển thì công năng sẽ rất nhanh biến mất, nên đa số họ thường mai danh ẩn tích, ở những nơi thâm sơn cùng cốc, người đời hiếm khi gặp được. Tại phương Tây, những người muốn thi triển chúng sẽ dùng danh nghĩa nhà ảo thuật để tạo vỏ bọc cho mình.
Ngọc Thuần
Có thể bạn quan tâm:
Ảo thuật gia đầu tiên là ai?
Chúng ta đã quá quen với những màn trình diễn ảo thuật quy mô lớn, đòi hỏi rất nhiều sự công phu trong cả khâu chuẩn bị lẫn trình diễn mà điển hình là màn biểu diễn “hô” biến mất. Tuy nhiên, từ xa xưa người Ai Cập cổ đại đã mô tả hình thức ảo thuật huyễn tưởng này trong văn học và trên những bức tranh trong hầm mộ.
Khoảng năm 1823, nhà thám hiểm người Anh Henry Westcar đã khám phá ra một tờ giấy cói Ai Cập có niên đại 2500 TCN, miêu tả một pháp sư tên là Dedi đang thực hiện một thủ thuật chặt đầu một con vật rồi dâng lên nhà vua.
Bức tranh miêu tả một pháp sư đang thi triển phép thuật trước mặt Pharaoh. (Ảnh: Gloomy Grim)
Sau đó, bằng khả năng huyền bí của mình, Dedi đã lấy chiếc đầu bị chặt lìa ấy đặt vào vị trí cũ một cách kỳ diệu và sau đó con vật lại hồi sinh trở lại. Mặc dù một số chuyên gia cho rằng câu chuyện này là hoàn toàn hư cấu, nhưng những người khác lại chỉ ra rằng, thuở xưa tại Ai Cập, các pháp sư đồng thời cũng là những nhà tiên tri.
Một ví dụ khác có thể kể đến là một trò ảo thuật ở Ai Cập mà được mô tả trong một bức tranh trên tường mộ của Baqet III ở Beni Hasan từ thế kỷ 21 TCN. Trong bức tranh, hai người đàn ông đang ngồi quanh một chiếc bàn với những cái bát úp ngược.
Một số người giải thích điều này như là hình thức sơ khai của trò ảo thuật lừng danh Bóng xuyên qua cốc, tuy nhiên có người lại nói rằng nó đơn giản là một loại hình tiêu khiển của thời ấy. Bức tranh cũng mô tả những người tung hứng cùng các trò chơi và các hoạt động giải trí khác.
Bức tranh trong lăng mộ của Baqet III, Beni Hasan, Ai Cập. Liệu đây có phải là mô tả đầu tiên của trò ảo thuật Bóng xuyên qua cốc? (Ảnh: Historic Mysteries)
Acetabularii là một nhóm pháp sư đã thực hiện trò ảo thuật “Bóng xuyên qua cốc” ở Rome cổ đại trong khoảng 250 năm bắt đầu từ khoảng năm 50 SCN. Tên của nhóm này bắt nguồn từ ảo ảnh gốc, trong đó họ sử dụng những viên đá và vài chén giấm nhỏ.
Ảo thuật hay lừa bịp?
Trải qua cả nghìn năm sau đó, ảo thuật có liên kết đến những điều huyền bí và bí ẩn mà nhiều người ám chỉ đó là những trò có liên quan đến các phép thuật. Vì vậy, ảo thuật không còn là hình thức giải trí vô hại nữa mà đã bị hạn chế, cấm phổ biến.
Trong giai đoạn khắc nghiệt này, chỉ một số ít người được biểu diễn ảo thuật dưới sự cho phép của những người có thẩm quyền nhưng chỉ là những màn biểu diễn xiếc và biểu diễn đường phố làm mê hoặc khán giả bằng các trò ảo thuật truyền thống được xác nhận là vô hại.
Năm 1584, một người Anh tên là Reginald Scott đã viết cuốn sách “Lật tẩy những trò phù thủy” để cho thế giới thấy rằng những trò phù thủy là không tồn tại. Tuy nhiên, đối với những ảo thuật gia, cuốn sách này đã gây tổn thất vô cùng to lớn. Scott đã tiết lộ nhiều bí mật của ngón nghề này và đưa ra những quan điểm hình dung các ảo thuật gia như những kẻ lừa đảo và bịp bợm.
Với sự ảnh hưởng của tác động của cuốn sách, nghề ảo thuật lại càng thu hẹp hơn nữa. Mặc dù phần lớn các bản sao của cuốn sách này đã bị tiêu hủy vào đầu thế kỷ 17, nhưng cũng phải mất thêm 50 năm để khắc phục những thiệt hại mà nó mang đến.
Một ảo thuật gia đang biểu diễn trò ảo thuật một chiếc cốc, trong khi đó một người đàn ông đang lấy trộm ví tiền của một khán giả. Bức tranh “Ảo thuật gia” (1475) của Hieronymus Bosch. (Ảnh: theworldnews.net)
Một cuốn sách khác, Hocus Pocus Junior, khá phổ biến trong năm 1634. Cuốn sách này hướng dẫn cơ bản về một số trò ảo thuật trong thời kỳ này, trong đó có việc hướng dẫn tỉ mỉ các bước để thực hiện trò ảo thuật Bóng xuyên qua cốc cũng như hướng dẫn các câu thoại của ảo thuật gia vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Trò tiêu khiển trở thành hình thức nghệ thuật đẳng cấp
Bước chuyển mình đầu tiên trong việc khiến cho ảo thuật trở nên phổ biến được cho là công lao của ảo thuật gia người Pháp Jean Eugene Robert Houdin. “Cha đẻ của ảo thuật hiện đại” này sinh năm 1805 tại thị trấn Blois ở miền Trung nước Pháp và thực sự trở nên hứng thú với môn ảo thuật nhờ một dịp may tình cờ.
Có ý định theo nghề của cha làm thợ sửa chữa đồng hồ, cậu thiếu niên Houdin đã tiết kiệm tiền để mua một bản sao của cuốn Traite de l’horlogerie (Khái luận về làm đồng hồ). Thay vì nhận được hai tập sách dạy sửa đồng hồ, Houdin lại được gửi cho một bộ hai cuốn sách về ảo thuật. Houdin say mê nghiền ngẫm cuốn sách và bắt đầu tận dùng từng giây phút để thực hành.
Jean-Eugène Robert-Houdin (1805-1871), còn được biết đến với danh hiệu “Cha đẻ của ảo thuật hiện đại”. (Ảnh: Historic Mysteries)
Tuy vậy, Houdin không học hỏi được nhiều điều từ cuốn sách, vì vậy ông đã nhờ một nhà ảo thuật địa phương để tìm hiểu thêm. Người thầy của ông, Maous, là một bác sĩ có sở thích biểu diễn tại các hội chợ và tiệc tùng. Maous dạy Houdintất cả các nguyên tắc cơ bản của ảo thuật, sự khéo léo của đôi tay cùng sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và mắt.
Có lẽ bài học lớn nhất mà Houdin học được là sự kiên trì và sự khéo léo của đôi bàn tay. Số phận đã đặt định Houdin trở thành một ảo thuật gia thay vì một anh chàng sửa chữa đồng hồ và ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho những ảo thuật gia kế tiếp ông như Harry Houdini, bậc thầy về những màn biểu diễn ảo thuật “hô” biến mất đồ vật.
The Magic Circle
Sự quan tâm dành cho ảo thuật bắt đầu nóng lên một lần nữa vào cuối thế kỷ 19. Các nhà ảo thuật đã phát minh ra các màn biểu diễn mới, và khán giả một lần nữa lại sẵn sàng trả phí để xem chương trình. Một ngày mùa hè năm 1905, một nhóm khoảng 20 ảo thuật gia đã gặp nhau tại Nhà hàng Pinoli ở trung tâm Luân Đôn.
Họ muốn thành lập một câu lạc bộ ảo thuật hoàn toàn mới. Trong nhóm này có David Devant, là một trong những ảo thuật gia vĩ đại nhất mọi thời đại của nước Anh. Ban đầu họ cân nhắc một cái tên câu lạc bộ để vinh danh vị ảo thuật gia vừa mới qua đời tên là Martin Chapender nhưng cuối cùng họ quyết định gọi nhóm của mình là The Magic Circle.
David Devant trở thành Chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ và câu khẩu hiệu “Tất cả được thực hiện với lòng tốt“, đã xuất hiện trên áp phích công khai của hội. Các thành viên tăng trưởng trên toàn thế giới, và một quyết định trọng đại khác đã được các thành viên đưa ra vào năm 1991 khi lần đầu tiên họ cho phép phụ nữ tham gia vào câu lạc bộ, với điều kiện họ đáp ứng các tiêu chí thành viên.
David Devant, một trong những ảo thuật gia vĩ đại nhất nước Anh thế kỷ 20. (Ảnh: Sleighted)
Từ những năm 1970 trở đi, các màn ảo thuật trở nên hấp dẫn đến độ chúng có hẳn một chương trình cố định trên truyền hình. Các ảo thuật gia của Anh như David Nixon, Tommy Cooper và Paul Daniels đã giúp mang ảo thuật tới ngôi nhà của hàng triệu khán giả.
Tiết lộ động trời
Một trong những chương trình ảo thuật gây tranh cãi nhất diễn ra trong khoảng thời gian từ 1997-1999. Với sự ra mắt của chương trình “Giải mã ảo thuật gia”, kênh truyền hình Fox đã hé lộ những bí mật vốn được giữ kín của các nhà ảo thuật. Một ảo thuật gia đẳng cấp thế giới sẽ thực hiện những màn ảo thuật kinh điển như Cưa người, Dùng răng bắt một viên đạn và Biến hình. Sau đó, ông sẽ giải thích cách mà các ảo thuật gia thực hiện những thủ thuật này.
Ảo thuật gia này được biết đến với biệt danh là ‘Pháp sư đeo mặt nạ’ và không bao giờ cất tiếng nói trên màn hình. Diễn viên Mitch Pillegi (nổi tiếng với vai diễn trong bộ phim Hồ sơ tuyệt mật) là người thuyết minh những lời giải thích. The Magic Circle và các thành viên của hội ở bên cạnh họ trong những chương trình phát sóng đầu tiên.
Tuy nhiên, ‘Pháp sư đeo mặt nạ’ đã biến thành một biểu tượng của truyền hình vào cuối những năm 1990. Trong phần cuối của chương trình, ‘Pháp sư đeo mặt nạ’ tiết lộ bí mật lớn nhất – danh tính thực sự của ông. Val Valentino là người đàn ông đứng sau chiếc mặt nạ, và ông khẳng định rằng mục tiêu của ông khi thực hiện chương trình này là để làm dấy lên sự quan tâm của công chúng đối với ảo thuật.
Val Valentino, ảo thuật gai với biệt danh “Pháp sư đeo mặt nạ”. (Ảnh: punchviral.com)
Nhờ vào thao tác của đôi tay khéo léo
Một số ảo thuật gia thường tập trung vào một lĩnh vực ảo thuật cụ thể. Tuy nhiên, một đặc điểm và tài năng mà tất cả các ảo thuật gia đều có chính là nghệ thuật đánh lạc hướng. Khả năng này còn quan trọng hơn trong những màn ảo thuật cận cảnh. Vào một thời điểm nhất định trong buổi biểu diễn, ảo thuật gia sẽ làm phân tâm khán giả bằng một hành động đánh lạc hướng.
Ảo thuật là nghệ thuật của sự nhanh tay, che giấu tài tình và đánh lạc hướng. (Ảnh: Edumall)
Trong khi khán giả chăm chú tập trung theo hướng đó, ảo thuật gia sẽ giấu đi những gì đang thực sự diễn ra. Một ví dụ hoàn hảo là cách ảo thuật gia che giấu thứ gì đó trong tay áo của mình. Ảo thuật cận cảnh cũng cần có sự thao tác tay khéo léo ở một mức độ cao. Vì vậy, các ảo thuật gia có xu hướng chuyên về lĩnh vực này thường phải luyện tập rất chăm chỉ để duy trì những gì mà họ gọi là ‘trí nhớ cơ bắp’.
Bên cạnh yếu tố kĩ năng, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng không ít các màn biểu diễn chỉ có thể thực hiện được khi nhà ảo thuật sở hữu công năng đặc dị. Công năng đặc dị là các tiềm năng trong thân thể người và có thể khai phát thông qua quá trình tu luyện nghiêm túc. Giới khoa học hiện đã chứng thực sự tồn tại của ít nhất 6 trong tổng số hàng ngàn công năng và con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên.
Những người trong giới tu luyện tuyệt học đều hiểu một nguyên tắc là không được phép tùy ý triển hiện năng lực siêu thường trong xã hội, không được phép phá hoại trạng thái của xã hội người thường, tùy ý khoe khoang, thi triển thì công năng sẽ rất nhanh biến mất, nên đa số họ thường mai danh ẩn tích, ở những nơi thâm sơn cùng cốc, người đời hiếm khi gặp được. Tại phương Tây, những người muốn thi triển chúng sẽ dùng danh nghĩa nhà ảo thuật để tạo vỏ bọc cho mình.
Ngọc Thuần
Có thể bạn quan tâm: