MacRumors, quyết định được đưa ra sau khi Ủy ban tiêu dùng và cạnh tranh của Úc (ACCC) mở một cuộc điều tra về những khiếu nại liên quan đến các lỗi “lỗi 53”.
Error 53 là một lỗi phổ biến vào năm 2016 khiến một số iPhone 6 trở thành “cục gạch” sau khi cập nhật phần mềm do họ đã sửa nút Home bởi một kỹ thuật viên không phải của Apple và sử dụng các bộ phận không phải nguyên bản.
tin liên quan
Cảnh báo hiện tượng iPhone xách tay bỗng trở thành ‘cục gạch’
Khi mã lỗi xuất hiện lần đầu tiên, Apple nói rằng lỗi này là một tính năng bảo vệ nhằm ngăn chặn các thành phần bên thứ ba gây nguy hiểm tiềm ẩn cho iPhone của người dùng, nhưng sau khi bị phản đối kịch liệt, Apple đã phát hành chức năng khôi phục phần mềm cho iPhone “cục gạch”. Sau đó, Apple tuyên bố rằng lỗi 53 là một thử nghiệm khôi phục về tình trạng xuất xưởng của hãng và không có tác động đến các thiết bị.
Trong lúc ACCC mở đầu cuộc điều tra lỗi 53, Apple thừa nhận rằng từ tháng 2.2015 đến tháng 2.2016 đã có ít nhất 275 khách hàng Úc đã được thông báo tại các cửa hàng hoặc qua điện thoại rằng họ không thể sửa iPad hoặc iPhone của mình nếu nó đã được sửa chữa bởi bên thứ ba.
Theo đó, Apple đã từ chối cung cấp sửa chữa cho khách hàng Úc, những người đã sửa chữa trước đó ở các cửa hàng bên thứ ba. Theo tòa án liên bang Úc, điều này đã vi phạm luật người tiêu dùng Úc.
Khi biết về điều tra của ACCC, Apple đã phát động một chương trình tiếp cận để bù đắp cho khoảng 5.000 người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi lỗi 53. Apple cũng cải thiện đào tạo nhân viên để đảm bảo các cửa hàng của họ tuân thủ đầy đủ luật người tiêu dùng Úc và cung cấp thiết bị mới thay thế cho các thiết bị khách hàng yêu cầu.
Tại Mỹ, Apple đã bị truy tố về lỗi 53 nhưng đã bị bác bỏ sau khi công ty khôi phục chức năng iPhone đầy đủ thông qua bản cập nhật phần mềm và hoàn trả lại cho khách hàng đã thanh toán cho các thiết bị thay thế.