Ngày 1/8, Apple chính thức trở thành công ty có trị giá nghìn tỷ đô đầu tiên trên thị trường nước Mỹ, đánh dấu một cột mốc đáng tự hào cho chính Apple và cả nền khoa học công nghệ nói chung.
Nhưng có ai biết được để có được kết quả tuyệt vời này Apple với sự chỉ đạo của Steve Jobs đã trải qua bao khó khăn, thử thách, sự trả giá và cả thất bại.
Hãy cùng chúng tôi điểm lại những cột mốc đáng nhớ của ông lớn công nghệ của thung lũng Silicon.
Vào cuối năm 1996, Apple công bố kế hoạch mua lại NeXT (sở hữu của Steve Jobs) với giá 429 triệu đô, đồng thời đưa Jobs trở lại Apple sau 11 năm “ra ngoài làm riêng”. Và tại sự kiện Macworld Expo vào tháng 1/1997, Steve Jobs đã xuất hiện trên sân khấu cùng CEO Apple khi đó là Gil Amelio.
Sự thành công của NeXT và hệ thống máy tính chuyên dụng viền mỏng dành cho các ngân hàng và trường đại học, Apple hi vọng Jobs sẽ vực dậy Mac sau gần 12 năm xuống dốc dưới thời của Amelio.
Ngày 4/7/1997, Jobs thuyết phục ban điều hành “phế” chức của Amelio và trở thành CEO chính thức. Ngày sau đó vào tháng 8/1997, Jobs đã đứng trên sân khấu tại Macworld Expo để thông báo về khoản đầu tư 150 triệu đô mà Microsoft – đối thủ lâu năm của Apple – đưa tới cho họ.
Trên thực tế thì tình hình tài chính trước năm 1997 của Apple rơi vào tình trạng thảm hại đến mức CEO của Dell lúc bấy giờ là ông Michael Dell đã nói rằng nếu ông ta ở vị trí của Jobs ông ta sẽ đóng cửa Apple và chia những thứ còn lại cho cổ đông.
Tuy nhiên, vào đầu năm 1998 tại một sự kiện Macworld Expo khác được tổ chức tại San Francisco, Jobs tuyên bố nhờ sự chuyển hướng về sản phẩm và sự trợ giúp của Microsoft, Apple đã bước đầu có lãi trở lại.
Cũng vào năm 1998, Jobs “thu nạp” Tim Cook và giao trọng trách dẫn dắt Apple ra toàn cầu. Trên thực tế đây là một quyết định hết sức đúng đắn, và sau khi Jobs rời Apple, Tim Cook đã kế thừa vị trí Giám đốc điều hành Apple của ông.
Tại thời điểm năm 1998, Steve Jobs đồng thời điều hành cả Apple và Pixar Studios, và ông cũng là nhà đầu tư chiến lược của hãng phim này, ông được cho là người có công đầu trong sự thành công của bộ phim nổi tiếng “Câu chuyện đồ chơi”.
Ở nội tại, Jobs cũng đã thực hiện nhiều thay đổi trong nhân sự và chế độ với nhân viên, cantin mang tới nhiều lựa chọn tốt hơn về đồ ăn, đồ uống, nhưng nhân viên bị cấm mang thú cưng tới khuôn viên của Apple, Jobs muốn mọi người tập trung làm việc một cách nghiêm túc nhất.
Theo Mộc Lam (Dân Việt)
Nhưng có ai biết được để có được kết quả tuyệt vời này Apple với sự chỉ đạo của Steve Jobs đã trải qua bao khó khăn, thử thách, sự trả giá và cả thất bại.
Hãy cùng chúng tôi điểm lại những cột mốc đáng nhớ của ông lớn công nghệ của thung lũng Silicon.
Vào cuối năm 1996, Apple công bố kế hoạch mua lại NeXT (sở hữu của Steve Jobs) với giá 429 triệu đô, đồng thời đưa Jobs trở lại Apple sau 11 năm “ra ngoài làm riêng”. Và tại sự kiện Macworld Expo vào tháng 1/1997, Steve Jobs đã xuất hiện trên sân khấu cùng CEO Apple khi đó là Gil Amelio.
Sự thành công của NeXT và hệ thống máy tính chuyên dụng viền mỏng dành cho các ngân hàng và trường đại học, Apple hi vọng Jobs sẽ vực dậy Mac sau gần 12 năm xuống dốc dưới thời của Amelio.
Ngày 4/7/1997, Jobs thuyết phục ban điều hành “phế” chức của Amelio và trở thành CEO chính thức. Ngày sau đó vào tháng 8/1997, Jobs đã đứng trên sân khấu tại Macworld Expo để thông báo về khoản đầu tư 150 triệu đô mà Microsoft – đối thủ lâu năm của Apple – đưa tới cho họ.
Trên thực tế thì tình hình tài chính trước năm 1997 của Apple rơi vào tình trạng thảm hại đến mức CEO của Dell lúc bấy giờ là ông Michael Dell đã nói rằng nếu ông ta ở vị trí của Jobs ông ta sẽ đóng cửa Apple và chia những thứ còn lại cho cổ đông.
Tuy nhiên, vào đầu năm 1998 tại một sự kiện Macworld Expo khác được tổ chức tại San Francisco, Jobs tuyên bố nhờ sự chuyển hướng về sản phẩm và sự trợ giúp của Microsoft, Apple đã bước đầu có lãi trở lại.
Cũng vào năm 1998, Jobs “thu nạp” Tim Cook và giao trọng trách dẫn dắt Apple ra toàn cầu. Trên thực tế đây là một quyết định hết sức đúng đắn, và sau khi Jobs rời Apple, Tim Cook đã kế thừa vị trí Giám đốc điều hành Apple của ông.
Tại thời điểm năm 1998, Steve Jobs đồng thời điều hành cả Apple và Pixar Studios, và ông cũng là nhà đầu tư chiến lược của hãng phim này, ông được cho là người có công đầu trong sự thành công của bộ phim nổi tiếng “Câu chuyện đồ chơi”.
Ở nội tại, Jobs cũng đã thực hiện nhiều thay đổi trong nhân sự và chế độ với nhân viên, cantin mang tới nhiều lựa chọn tốt hơn về đồ ăn, đồ uống, nhưng nhân viên bị cấm mang thú cưng tới khuôn viên của Apple, Jobs muốn mọi người tập trung làm việc một cách nghiêm túc nhất.
Theo Mộc Lam (Dân Việt)