Australia đang xây dựng hạ tầng viễn thông để triển khai mạng 5G. Trong đó, chính phủ nước này có thể cấm Huawei tham gia cung ứng thiết bị trên toàn quốc do lo ngại an ninh.
“Mạng 5G sẽ là ‘xương sống’ cho quốc gia, kiểm soát các thiết bị IoT từ xe hơi, gia dụng đến sản phẩm y tế”, chính trị gia Michael Danby nói. “Sẽ không thích hợp cho một công ty có rủi ro an ninh như Huawei khi tham gia vào việc phát triển mạng lưới”.
Australia lo ngại an ninh với các thiết bị viễn thông của Huawei.
Công ty viễn thông Trung Quốc sau đó đã phản bác lại ý kiến của Canberra rằng thông tin mà Australia đưa ra là “sai lệch”. “Một số bình luận về Trung Quốc gần đây có ý ám chỉ Huawei và vai trò của chúng tôi tại Australia, từ đó đưa ra một số đánh giá và quan ngại về an ninh. Rất nhiều bình luận trong số đó là thông tin không đúng thực tế”, Chủ tịch Huawei John Lord viết trong bức thư.
Huawei cho biết đã kinh doanh tại 170 quốc gia trên toàn cầu và khẳng định ở đâu cũng tuân thủ pháp luật và quy định. Hiện các công ty đầu tư 5G ở Anh, Canada và New Zealand đều đã yêu cầu chính phủ các nước này đánh giá công nghệ của Huawei để đảm bảo nó tuân thủ các giao thức an ninh mạng nước sở tại.
Lo ngại của Australia với Huawei là mối quan tâm lâu dài khi từ 2012 công ty Trung Quốc bị cấm cung cấp hệ thống Internet băng thông rộng quốc gia. Hay 5/2018, Canberra cam kết viện trợ hàng triệu USD cho quốc đảo Solomon xây tuyến cáp quang nối liền hai khu vực khiến Solomon hủy bỏ thỏa thuận đã ký trước đó với Huawei.
Quyết định liên quan đến triển khai mạng 5G tại Australia diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh và Canberra ở mức thấp. Chính quyền Australia chuẩn bị thông qua các đạo luật nhằm hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh tới nền kinh tế nước này. Năm ngoái, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull chỉ trích Bắc Kinh đang can thiệp vào các vấn đề của Canberra.
Không riêng Australia, Mỹ cũng có mối quan tâm đặc biệt tới các thiết bị viễn thông của Huawei. Sản phẩm của công ty công nghệ Trung Quốc bị cấm sử dụng trong quân đội Mỹ và khuyến cáo người dân nước này không nên dùng điện thoại Huawei. Ngoài ra, công ty Trung Quốc khác là ZTE cũng bị cấm.
Đình Nam
“Mạng 5G sẽ là ‘xương sống’ cho quốc gia, kiểm soát các thiết bị IoT từ xe hơi, gia dụng đến sản phẩm y tế”, chính trị gia Michael Danby nói. “Sẽ không thích hợp cho một công ty có rủi ro an ninh như Huawei khi tham gia vào việc phát triển mạng lưới”.
Australia lo ngại an ninh với các thiết bị viễn thông của Huawei.
Công ty viễn thông Trung Quốc sau đó đã phản bác lại ý kiến của Canberra rằng thông tin mà Australia đưa ra là “sai lệch”. “Một số bình luận về Trung Quốc gần đây có ý ám chỉ Huawei và vai trò của chúng tôi tại Australia, từ đó đưa ra một số đánh giá và quan ngại về an ninh. Rất nhiều bình luận trong số đó là thông tin không đúng thực tế”, Chủ tịch Huawei John Lord viết trong bức thư.
Huawei cho biết đã kinh doanh tại 170 quốc gia trên toàn cầu và khẳng định ở đâu cũng tuân thủ pháp luật và quy định. Hiện các công ty đầu tư 5G ở Anh, Canada và New Zealand đều đã yêu cầu chính phủ các nước này đánh giá công nghệ của Huawei để đảm bảo nó tuân thủ các giao thức an ninh mạng nước sở tại.
Lo ngại của Australia với Huawei là mối quan tâm lâu dài khi từ 2012 công ty Trung Quốc bị cấm cung cấp hệ thống Internet băng thông rộng quốc gia. Hay 5/2018, Canberra cam kết viện trợ hàng triệu USD cho quốc đảo Solomon xây tuyến cáp quang nối liền hai khu vực khiến Solomon hủy bỏ thỏa thuận đã ký trước đó với Huawei.
Quyết định liên quan đến triển khai mạng 5G tại Australia diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh và Canberra ở mức thấp. Chính quyền Australia chuẩn bị thông qua các đạo luật nhằm hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh tới nền kinh tế nước này. Năm ngoái, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull chỉ trích Bắc Kinh đang can thiệp vào các vấn đề của Canberra.
Không riêng Australia, Mỹ cũng có mối quan tâm đặc biệt tới các thiết bị viễn thông của Huawei. Sản phẩm của công ty công nghệ Trung Quốc bị cấm sử dụng trong quân đội Mỹ và khuyến cáo người dân nước này không nên dùng điện thoại Huawei. Ngoài ra, công ty Trung Quốc khác là ZTE cũng bị cấm.
Đình Nam