Bên trong “thành phố iPhone” Trung Quốc – nơi sản xuất một nửa số iPhone trên thế giới
“Đó là một cuộc sống đơn giản, như ở làng quê vậy” – Chen nói.
Bạn của Chen là Zhang – 27 tuổi, dành phần lớn thời gian dán mắt vào smartphone, Hu – 28 tuổi, đã cưới chồng và có 2 con; và Guo – 40 tuổi, có một hàm răng giả trắng như ngọc trai.
Guo là một ngoại lệ. Hầu hết công nhân trong nhà máy có độ tuổi dưới 30, khiến không khí có vẻ như một trường đại học vậy.
Họ đã cùng làm trong nhà máy được khoảng 1 năm, trừ Chen mới “kỷ niệm” 2 năm làm việc tại Foxconn – một khoảng thời gian tưởng như vô tận, Chen nói vậy. Hầu hết mọi người đều rời khỏi nhà máy sau 1 năm.
“Sau một năm, mọi người đều chán nản và mất hứng thú. Khi điều đó xảy ra, họ rời đi” – Chen nói.
Chen và các bạn đưa sản phẩm vào kho, kiểm tra sau khi chúng được lắp ráp và đóng gói.
Nhưng đó không phải là việc họ chọn. Bạn không xin vào một vị trí cụ thể, chỉ là một chân tại nhà máy mà thôi. Bộ phận nào cần người, bạn sẽ được chuyển đến đó.
“Công việc của chúng tôi thư thái hơn” – Chen nói – “Chúng tôi có thể nghỉ ngơi lúc nào mình muốn. Nó không giống như mọi người khác trong dây chuyền sản xuất“.
Nhưng những công nhân khác có nhiều cơ hội làm quá giờ hơn, và do đó lương cao hơn.
“Dù họ có thể kiếm được đến gần 5.000 nhân dân tệ (khoảng 17,9 triệu đồng) mỗi tháng, khá cao đối với tôi, nhưng tôi thấy họ không đảm bảo được sức khoẻ vì làm quá giờ” – một thư ký trong nhà máy có lương khoảng 470 USD (khoảng 10,7 triệu đồng) mỗi tháng cho biết.
“Bạn làm cùng một việc mỗi ngày, nó không bao giờ kết thúc” – Chen nói – “Sau một lúc, bạn phát cáu lên với thứ mình đang làm. Lúc đầu bạn chẳng hề để ý đến điều đó“.
Chen nói thêm: “Cuối cùng, tôi phát điên lên từ sâu trong tim mình. Như tôi chẳng có mục đích gì cả vậy”.
Nhưng Chen cho biết anh đã may mắn, bởi anh chưa lập gia đình nên có thể nghỉ việc và tìm một việc khác tốt hơn. Nhiều người trong dây chuyền lắp ráp phải nuôi con nhỏ. Việc rời đi không thực sự là một giải pháp hay.
Có lẽ anh chưa hiểu được rằng một cơ hội tốt hơn có nghĩa là làm một công việc bớt tẻ nhạt hơn, hoặc rằng có lương cao hơn có nghĩa là anh và những người khác trong vị trí của anh có thể làm việc ít giờ hơn.
Guo nốc hết cốc bia và xin phép đến nhà máy. Ông làm ca đêm, bắt đầu lúc 8 giờ tối.
Khi được hỏi làm việc ở Foxconn tốt hơn hay tệ hơn, Chen nói: “Điều kiện đều như nhau. Chỉ là làm để kiếm sống thôi“.
Nhiều người khác chơi bi-da tại một quán bar gần đó, hay đi hát karaoke, chơi thể thao tại một tổ hợp căn hộ, hay chơi video game tại một trong nhiều quán cafe Internet. Ngồi tại một câu lạc bộ trong thị trấn có thể tốn khoảng 1,6 USD.
Nhưng mọi người đều khác nhau. Chen và Zhang đều cẩn thận không đánh đồng. Với lượng lao động bằng một thành phố lớn, kinh nghiệm làm việc là rất đa dạng – Chen giải thích.
Cả Zhang và Chen đều thích chơi game trên điện thoại, thường là tựa game nổi tiếng Honor of Kings của Tencent. Nhưng họ chỉ đủ thời gian chơi vài hiệp trước khi đi ngủ vào khoảng 10-11 giờ tối.
Cổng ký túc xá có bảo vệ canh gác
Một công nhân Foxconn tại nhà máy Trịnh Châu nói rằng việc xoay vòng các ca làm việc khiến rất khó cho mọi người có thể ngủ ngon.
Điều kiện sống thường là lý do gây tranh cãi đối với các công nhân tại Foxconn và các nhà máy khác tại Trung Quốc. Năm 2012, nhiều công nhân đã đình công tại một nhà máy Foxconn để phản đối điều kiện thức ăn và vệ sinh nghèo nàn, và các ký túc xá thì quá đông đúc. Một nguồn tin cho biết các ký túc xá ở Thâm Quyến nồng nặc mùi rác thối và mồ hôi.
Những người ghét sống tại ký túc xá, hoặc có gia đình, có thể thuê một căn hộ một giường với giá 65 USD/tháng. Nhưng rất ít người làm điều này.
Dù Chen và Hu đều đã kết hôn, nhưng vợ/chồng họ lại làm ở nơi khác. Chồng Hu làm tại một nhà máy khác ở Trịnh Châu, còn vợ Chen thì làm tại quê nhà của anh. Họ gặp nhau vào các ngày chủ nhật và kỳ nghỉ.
Một nhân viên ngân hàng đang mở tài khoản cho công nhân Foxconn
Chen cũng nói điều tương tự.
“Cuộc sống ở quê rất đơn giản. Chúng tôi chưa từng thực sự nghĩ về tương lai. Chúng tôi chỉ chơi bắn bi thôi” – anh nói – “Tôi không biết mình sẽ ở đây bao lâu. Một ngày nào đó có lẽ sẽ có cơ hội tốt hơn. Nếu có, tôi sẽ nắm lấy“.
Cơ hội tốt hơn không hẳn là được thăng chức, một nghề khác, hay mở công việc kinh doanh riêng. Đối với Zhang và Chen, đó là công việc ở một nhà máy khá, được trả lương cao hơn, gần nhà hơn và ít giờ làm hơn.
Quan điểm của Zhang và Chen không phải là cá nhân. Một công nhân cho biết anh đã từng hi vọng rời Foxconn trong năm nay, sử dụng các kỹ năng học được liên quan sản xuất điện thoại để mở một cửa hàng sửa chữa điện thoại. Những người khác thì dự định mở kinh doanh riêng. Ở Thâm Quyến, được xem là Thung lũng Silicon của Trung Quốc, có rất nhiều giai thoại về các công nhân nhà máy lập công ty riêng.
Nhưng đối với phần lớn mọi người, ước mơ đơn giản hơn nhiều.
“Tôi không có nhiều ước mơ lớn” – một công nhân tuổi teen nói – “Tôi chỉ muốn ở với người tôi thích và không phải lo lắng về thức ăn và quần áo“.
“Chúng tôi có 5.000 năm văn hoá liên quan vấn đề đó” – Chen nói – “Tất nhiên, tôi phải chăm sóc cha mẹ mình“.
“Hầu hết các nhà máy ở Trung Quốc thường trì hoãn hoặc thậm chí không trả lương. Ở đây, tôi được đảm bảo có thêm tiền thưởng nhờ làm quá giờ” – Li nói.
Nhiều báo cáo cho thấy cuộc sống ở nhà máy không phải hoa hồng. Các công nhân cho biết các nhà quản lý thường buộc nhân viên phải nhận tội khi họ mắc lỗi một cách công khai. Nếu ai đó gây rắc rối, nhà quản lý có thể buộc họ phải chuẩn bị một bài phát biểu xin lỗi để đọc trước các đồng nghiệp.
Nhiều người cho rằng những hành động này tạo ra văn hoá im lặng. Và các công nhân cũng biết mình rất dễ bị thay thế – Trung Quốc có 99 triệu công nhân nhà máy theo thống kê từ Bộ Lao động Mỹ vào năm 2009.
Zhang phản pháo nhận định tình trạng công nhân là khá tệ.
“Công việc này có rất nhiều tự do. Nếu bạn không thích, bạn rời đi. Nếu bạn muốn một kỳ nghỉ, bạn đi. Bạn chỉ không được trả lương mà thôi. Rất dễ để đi. Rất dễ để tìm việc khác“.
“Đây là vấn đề đối với nhiều nhà thầu phụ trong ngành công nghiệp điện tử” – Keegan Elmer, một đại diện cho tổ chức phi chính phủ đóng tại Hồng Công China Labour Bulletin nói.
“Mức lương thấp, ngày làm việc thì dài, điều kiện khá tệ. Ngành công nghiệp này đào thải nhân công rất nhanh và tuyển dụng không ngừng. Với các nghề đòi hỏi kỹ năng thấp, lượng thực tập sinh và công nhân tạm thời cần thiết là rất lớn“.