Theo Bloomberg, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ Foxconn Terry Gou, người đã trở thành tỷ phú nhờ việc gia công thiết bị điện tử cho Apple, bắt đầu sự dịch chuyển khỏi Trung Quốc bằng việc đầu tư nhà máy trị giá 10 tỷ USD tại Mỹ. Khi căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới leo thang, một số công ty gia công của Đài Loan cũng lên kế hoạch rút sản xuất ra nước ngoài hoặc lên phương án dự phòng.
Bên trong một nhà máy sản xuất smartphone tại Việt Nam. Ảnh: Techrum.
Các tập đoàn hàng đầu Đài Loan đã tạo thành một liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, lắp ráp các thiết bị điện tử từ các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc cho các thương hiệu như HP, Dell. Tuần qua, các nhà lãnh đạo, bao gồm cả giám đốc điều hành Pegatron và Inventec, tuyên bố về cách họ sẽ làm để giảm tác động của một cuộc chiến tranh thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa nhắm đến các thiết bị điện tử tiêu dùng nhưng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đài Loan đã lường trước các tác động nếu những sản phẩm này bị đưa vào chung danh mục với số hàng hoá trị giá 200 tỷ USD sản xuất ở Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ xoá sạch lợi nhuận khá mỏng của ngành gia công công nghệ.
“Chúng tôi đã khởi động một cơ chế nhằm giảm rủi ro cho mình khi tranh chấp thương mại nổ ra”, Liao Syh-Jang, Giám đốc điều hành Pegatron – một đối tác gia công iPhone cho Apple. Trong ngắn hạn, công ty hướng đến các nhà máy ở Cộng hoà Czech, Mexico và trong dài hạn thì có thể mở các nhà máy ở Ấn Độ hoặc Đông Nam Á.
Những công ty cũng sẵn sàng cho sự thay đổi còn có Inventec, một nhà cung cấp quan trọng cho Apple, hay Quanta và Compal, hai đối tác sản xuất laptop cho hầu hết các thương hiệu lớn trên thế giới. Chủ tịch Quanta Barry Lam cho biết công ty của ông có thể tăng cường sản xuất ở Mỹ hoặc Đức. Trong khi đó Compal cũng sẽ thực hiện tương tự tại Mexico, Ba Lan hoặc Việt Nam.
Hiện tại, Việt Nam là điểm sản xuất smartphone lớn nhất thế giới của Samsung. Công suất hiện tại của hai nhà máy ở Bắc Ninh và Thái Nguyên có thể lên tới 240 triệu chiếc mỗi năm, theo Reuters. Riêng trong 2017, hãng smartphone lớn nhất thế giới Samsung đã bán khoảng 300 triệu chiếc, trong đó có 173 triệu thiết bị “Made in Vietnam”.
Bảo Anh
Bên trong một nhà máy sản xuất smartphone tại Việt Nam. Ảnh: Techrum.
Các tập đoàn hàng đầu Đài Loan đã tạo thành một liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, lắp ráp các thiết bị điện tử từ các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc cho các thương hiệu như HP, Dell. Tuần qua, các nhà lãnh đạo, bao gồm cả giám đốc điều hành Pegatron và Inventec, tuyên bố về cách họ sẽ làm để giảm tác động của một cuộc chiến tranh thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa nhắm đến các thiết bị điện tử tiêu dùng nhưng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đài Loan đã lường trước các tác động nếu những sản phẩm này bị đưa vào chung danh mục với số hàng hoá trị giá 200 tỷ USD sản xuất ở Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ xoá sạch lợi nhuận khá mỏng của ngành gia công công nghệ.
“Chúng tôi đã khởi động một cơ chế nhằm giảm rủi ro cho mình khi tranh chấp thương mại nổ ra”, Liao Syh-Jang, Giám đốc điều hành Pegatron – một đối tác gia công iPhone cho Apple. Trong ngắn hạn, công ty hướng đến các nhà máy ở Cộng hoà Czech, Mexico và trong dài hạn thì có thể mở các nhà máy ở Ấn Độ hoặc Đông Nam Á.
Những công ty cũng sẵn sàng cho sự thay đổi còn có Inventec, một nhà cung cấp quan trọng cho Apple, hay Quanta và Compal, hai đối tác sản xuất laptop cho hầu hết các thương hiệu lớn trên thế giới. Chủ tịch Quanta Barry Lam cho biết công ty của ông có thể tăng cường sản xuất ở Mỹ hoặc Đức. Trong khi đó Compal cũng sẽ thực hiện tương tự tại Mexico, Ba Lan hoặc Việt Nam.
Hiện tại, Việt Nam là điểm sản xuất smartphone lớn nhất thế giới của Samsung. Công suất hiện tại của hai nhà máy ở Bắc Ninh và Thái Nguyên có thể lên tới 240 triệu chiếc mỗi năm, theo Reuters. Riêng trong 2017, hãng smartphone lớn nhất thế giới Samsung đã bán khoảng 300 triệu chiếc, trong đó có 173 triệu thiết bị “Made in Vietnam”.
Bảo Anh