Nhiều người có thể cho rằng việc cắm và rút điện thoại là được tính một chu kỳ sạc, và dung lượng pin sẽ giảm đi. Tuy nhiên, có nhiều nhà sản xuất vẫn tính sạc đầy 100% mới là một chu kỳ. Vì thế, nếu pin còn 10% và cắm sạc lên đầy 50%, sau đó lại rút dây ra làm việc khác rồi lại tiếp tục sạc cho đến khi đầy 100% thì mới tính là một chu kỳ sạc.

Điều này có nghĩa là người dùng hoàn toàn có thể an tâm về việc rút dây và cắm sạc nhiều lần, mà không phải lo lắng việc sạc liên tục có thể làm chai pin.

Bộ nhớ pin không còn tồn tại

Người dùng điện thoại và máy tính xách tay hiện đại không cần phải lo lắng về “bộ nhớ”, vì pin lithium ion mà chúng ta sử dụng hiện nay không có vấn đề tương tự như pin NiMH và NiCd. Tóm lại, những loại pin cũ hơn đã bị ảnh hưởng bởi bộ nhớ, nơi công suất tối đa của chúng sẽ giảm dần nếu chúng được sạc thường xuyên sau khi chỉ được xả một phần. Ví dụ: nếu bạn thường xuyên để pin cạn 50% và sau đó sạc lại, theo thời gian pin có thể nhớ 50% này là mức sạc tối đa.

Tuy nhiên, với pin lithium ion thì điều này không còn là vấn đề nữa. Bạn không cần phải để cạn hoàn toàn pin trước khi phải sạc lại, nhưng bạn cũng nên tránh để pin cạn hoàn toàn trong một thời gian dài.

Luôn mang theo pin dự phòng

Đừng quên mang theo một pin dự phòng được sạc đầy năng lượng mỗi khi cần phải thực hiện một chuyến đi xa, nơi nguồn điện có thể không phải lúc nào cũng đáp ứng.

Cách sử dụng hiệu quả pin smartphone - ảnh 1

Hãy sạc đầy pin dự phòng để phòng những chuyến đi xa

Ảnh: AFP

Thậm chí ngay cả khi bạn cần mượn một bộ sạc pin của người lạ thì không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận cho bạn “sạc ké”.