Ngày nay, các mẫu laptop tầm trung thường có không gian dành cho ổ cứng SSD. Một số mẫu còn có 2 nơi chứa ổ: khe M.2 dành cho ổ cứng dạng nhỏ như chiếc thẻ và một khoang chứ ổ SATA SSD.
Cách chọn ổ M.2 SSD: chuẩn SATA hay PCIe
Trước khi mua ổ M.2, bạn cần biết rằng không phải mọi ổ M.2 SSD đều giống nhau. Thực tế có rất nhiều lựa chọn và không loại trừ trường hợp bạn mua phải ổ không tương thích với máy, trừ phi thay đổi cài đặt trong BIOS.
Dù có chung đầu kết nối, ổ M.2 có thể hỗ trợ giao tiếp SATA cũ hoặc PCIe mới. PCIe có tốc độ nhanh hơn và được khuyên dùng, trong khi SATA tương thích nhiều hơn với các thế hệ máy cũ.
Những máy hỗ trợ ổ M.2 nếu có thể chạy cả SATA hoặc PCIe sẽ mặc định boot vào ổ SATA, trong khi nếu cài PCIe sẽ phải can thiệp vào BIOS.
Một ưu điểm của ổ SATA so với PCIe là giá cả hợp lý hơn. Ví dụ, ổ WD Blue SATA SSD dung lượng 512 GB có giá tham khảo 110 USD, trong khi PCIe giá tới 173 USD. Và dù ổ PCIe có tốc độ nhanh hơn 1,5 tới 3 lần so với SATA, ít người có thể nhận ra sự khác biệt này.
Hướng dẫn lắp đặt ổ M.2 SSD
1. Trước khi bắt đầu lắp, bạn nên sao lưu toàn bộ dữ liệu trên máy sang ổ cứng ngoài.
2. Tiếp theo, tháo nắp đáy của máy. Bạn nên tham khảo trên mạng cách tháo đối với thiết bị của mình bởi mỗi máy sẽ có cách khác nhau, tránh làm gãy các lẫy, chốt…
Khe cắm ổ M.2 nằm ngay gần RAM Ảnh: PCWorld |
3. Sử dụng tua-vít có từ tính, cẩn thận tháo ốc vít dùng để cố định ổ cứng vào máy. Nếu để ốc rơi vào trong máy có thể gây hỏng hóc và phải tháo toàn bộ để tìm hoặc sửa chữa.
4. Khu vực chứa ổ SSD khá nhỏ. Ổ M.2 sẽ có phần đỉnh nằm phía bên trái hoặc phải của module, dùng để chỉ thị cho ổ B hoặc M. Ký tự A B chỉ thị 2 khe PCIe hoặc SATA, trong khi M có nghĩa 4 khe.
5. Khe cắm ổ M.2 có thể nằm gần RAM và góc cắm vào khá hẹp. Sau khi cắm xong cần chỉnh lại cho ổ nằm thẳng rồi sử dụng tua-vit từ tính để vặn lại các ốc cố định, đồng thời dùng tay giữ cho ổ nằm ngang trong quá trình siết ốc.
6. Lắp lại vỏ bảo vệ như cũ rồi tiến hành khôi phục dữ liệu từ ổ cứng ngoài (dữ liệu đã sao lưu từ bước đầu tiên).
Ổ M.2 Blue SSD của WD có 2 đỉnh, có nghĩa đây là định dạng SATA Ảnh: PCWorld |
7. Tới đây, bạn đã có thể trải nghiệm tốc độ boot Windows cũng như việc sử dụng các ứng dụng nhanh hơn trước.
So sánh HDD và SSD
Bài thử khả năng hoạt động đầu tiên sử dụng chương trình Crystal Disk Mark 5.2 sẽ chỉ ra sự khác biệt trong hoạt động giữa hai định dạng ổ.
Kết quả trên Crystal Disk Mark cho thấy HDD thua xa tốc độ của SSD Ảnh chụp màn hình |
Không giống như nâng cấp bộ nhớ (không cải thiện tốc độ toàn diện), việc thay đổi từ HDD sang SSD khiến máy chạy nhanh hơn dù trong tác vụ nào. Bảng dưới đây thể hiện kết quả bài kiểm tra băng thông lưu trữ do PCMark 8 thực hiện, cho thấy SSD nhanh hơn khoảng 30 phút so với HDD.
|
PCMark 8 cũng đo đạc và so sánh xem bao lâu để một máy tính sử dụng ổ HDD có thể bật và tải trong game World of Warcraft (bảng dưới).
|
Chọn ổ cứng SSD 2,5 inch
Nếu muốn máy tính hoạt động nhanh hơn nhưng chi tiêu tài chính không cho phép bạn chọn ổ M.2, lúc này lựa chọn tốt nhất sẽ là ổ cứng thể rắn 2,5 inch SSD.
Tuy nhiên, để chọn được sản phẩm ưng ý không đơn giản bởi có rất nhiều loại ổ SSD khác nhau trên thị trường. Việc khoanh vùng lựa chọn vào ổ SATA sẽ giúp công việc đơn giản hơn. Sự khác nhau giữa ổ M.2 SATA SSD và ổ 2,5 inch SATA SSD không lớn, do vậy bạn không cần quá bận tâm về vấn đề này.
Nếu không phải là người có thói quen lưu trữ nhiều phim ảnh, ổ dung lượng 256 GB sẽ hợp lý về giá cũng như việc sử dụng lâu dài. Nếu có khả năng chi thêm, lựa chọn 512 GB sẽ tốt nhất.
Cách thay ổ HDD bằng SSD 2,5 inch
1. Vẫn như mọi khi, việc đầu tiên phải làm là sao lưu toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng đang sử dụng trước khi thực hiện việc thay thế. Sau đó mở phần nắp dưới của máy và kéo ổ HDD ra khỏi cổng kết nối nhẹ nhàng, cách khoảng 1 cm rồi nhấc khỏi vị trí (một số máy tính có thể khác về cách bố trí linh kiện, bạn nên tham khảo cách tháo dòng máy của mình trên mạng trước khi thực hiện).
2. Sau khi tháo rời ổ khỏi máy tính, dùng tua-vit vặn 4 ốc cố định và kéo ổ khỏi khung bảo vệ.
3. Lắp ổ SSD vào vị trí của HDD cũ rồi vít lại, nhẹ nhàng đưa trở lại khoang chứa. Sau đó lắp lại nắp máy.
4. Khôi phục lại hệ điều hành và dữ liệu vào SSD mới. Mọi thứ tới đây đã xong!
Thay thế ổ DVD bằng ổ SSD
Nếu máy laptop của bạn có một ổ đọc đĩa DVD nhưng không sử dụng, vị trí này hoàn toàn có thể thay thế bằng một ổ SSD hoặc HDD. Việc trước tiên phải làm là mua một khay giữ (caddy), giá sản phẩm này khá rẻ.
Gỡ ổ cứng khỏi caddy và thay ổ SSD vào đúng vị trí đó Ảnh: PCWorld |
Caddy sẽ vừa với ổ cứng có độ dày 7 mm hoặc 9,5 mm nhưng các chuyên gia khuyên dùng loại 7 mm.
Các bước thực hiện như sau:
1. Lắp ổ cứng vào caddy, đưa toàn bộ vào khay chứa và kết nối với đầu SATA có sẵn. Bước tiếp theo là vặn 4 vít để cố định vị trí.
2. Để tháo ổ DVD khỏi máy, bạn cần tìm và tháo con vít dùng để cố định bộ phận này (thường nằm quanh khu vực chứa ổ). Một số máy sẽ có dấu chỉ vị trí con ốc nên việc này không khó khăn gì.
3. Dùng móng tay cạy nhẹ để kéo ổ ra khỏi khoang chứa.
4. Sau khi đã tháo ổ khỏi máy, sẽ có hai việc cần làm. Đầu tiên là tháo khay kim loại giữ ổ DVD bằng cách vặn các con vít giữ ra, sau đó thay caddy vào vị trí đó.
5. Phần khó nhất của quá trình là gỡ viền bezel khỏi ổ quang để thay bằng SSD. Việc này sẽ khiến bezel trông xấu hơn sau khi lắp vào và đòi hỏi một chút nỗ lực của người làm khi muốn kéo SSD ra khỏi laptop.
6. Giờ ghép phần bezel vào caddy bằng cách nhấn nhẹ nhàng cho đúng vị trí. Một khi đã làm xong, dù vẫn có thể gỡ bezel ra nhưng tốt nhất là không nên bởi sẽ phải xử lý caddy.
Bước tiếp theo là đẩy caddy vào trong khay giữ ổ quang của laptop. Và mọi việc tới đây đã hoàn tất.