Theo Kasper Rorsted, xu hướng chuyển dịch gia công giày từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể được tiếp tục. Trong năm 2017, hệ thống nhà máy ở Việt Nam đã sản xuất ra 44% lượng giày cho adidas, tăng 31% so với năm 2012. Còn Trung Quốc chỉ chiếm 19%, giảm 30% so với năm 2012.
Kasper Rorsted, CEO adidas
“Không thể loại trừ khả năng xu hướng chuyển dịch gia công từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tiếp tục”, Kasper cho biết. “Trung Quốc vẫn là thị trường mua sắm quan trọng nếu giảm bớt hàng rào thuế quan. Chúng tôi có thể bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu, các đối thủ cũng vậy”.
Gần đây, trong một buổi phỏng vấn với CNBC, CEO adidas cho biết hàng giả, hàng nhái là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng tại châu Á. Ông cho biết khoảng 10% sản phẩm mang nhãn hiệu adidas ở châu Á có thể là hàng giả. Trong báo cáo tài chính quý I năm 2018, lợi nhuận ròng của adidas đã tăng từ 455 triệu euro lên 540 triệu euro so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu toàn cầu đạt 5,55 tỷ euro (tăng 10$), riêng Bắc Mỹ là 1,04 tỷ euro (tăng 21%).Theo Hypebeast/CNBC