Ảnh chế kinh điển “chú mèo cau có” sẽ bị bỏ xó?
Một số chi tiết theo sau còn nhắc đến việc áp dụng một công nghệ nhân diện nội dung tích hợp cho các mạng xã hội này để tự đông kiểm tra và báo cáo các ảnh, video, nội dung không hợp lệ. Tuy nhiên, cách thức đưa vào sử dụng hiện vẫn chưa rõ. YouTube hiện nay cũng đang có một cơ chế tương tự mang tên Content ID, tự quét liên tục dữ liệu nội dung video có sẵn để tìm ra các trường hợp bị trùng và vi phạm bản quyền gốc.
Dĩ nhiên, không phải ai cũng cảm thấy đồng thuận dễ dàng ngay được. Cory Doctorow – một nhà báo bảo vệ quyền sử dụng mạng Internet đã lên tiếng phản đối dự định này của châu Âu, cho rằng nếu mọi thứ đi theo con đường tương tự YouTube, cách chúng ta dùng Internet sẽ bị hạn chế nghiêm trọng, chưa kể việc chính công cụ tự động nhận diện đó cũng chưa hoàn hảo.Nói cách khác, nếu Điều 13 này được hiện thực hóa chính thức, mọi status, ảnh và video do cá nhân mỗi người đăng lên đều phải chịu thêm nhiều lớp kiểm duyệt khắt khe. Trong khi đó, với tình trạng hiện nay, Facebook và nhiều mạng xã hội khác chưa sẵn sàng để áp dụng để cấm đoán các hình thức liên quan như chế ảnh.
Chủ nhân ảnh chế cũng lên tiếng
Antonio Guillem – người chụp bức ảnh gốc về một anh chàng có máu “tay ba” đang nổi lên và được chế ảnh hài hước dạo gần đây – cũng bày tỏ quan điểm cho rằng việc hạn chế quyền xuất hiện của những hình thức như ảnh chế là không cần thiết.
“Tôi thừa hiểu việc sử dụng ảnh gốc của người khác rồi thay đổi, biến tấu nội dung hoặc một phần nội dung cũng có thể bị quy là ăn cắp bản quyền nếu chưa mua hoặc chưa xin phép chủ nhân. Nhưng trong trường hợp này thì tôi không nghĩ ảnh chế lại đáng bị lên án đến vậy. Đó chỉ là cộng đồng mạng đang cố truyền tải các thông điệp đơn giản và hài hước thôi. Nếu có ngoại lệ nào đó thì hãy cần biện pháp nhất định, chứ không phải tất cả cần bị cấm đoán ngay từ đầu,” Guillem chia sẻ.