Ảnh: GETTY IMAGES
Một nghiên cứu từ trường Goldsmiths, Đại học London, phát hiện rằng không có bằng chứng mạnh mẽ nào chứng tỏ việc cho các trẻ song sinh vào học những lớp khác nhau ở trường thì tốt hơn cho chúng về mặt học thuật.
Điều này đúng cho cả những cặp song sinh cùng trứng lẫn khác trứng.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 9.000 cặp song sinh tuổi từ 7 đến 16 tại nhiều ngôi trường ở Anh và Canada.
Họ xem xét thành tích học thuật của các cặp song sinh, dựa trên những báo cáo của giáo viên và kết quả thi, cũng như khả năng nhận thức và động lực về mặt học thuật của các em.
Kết quả cho thấy nhìn chung hầu như không có tác động tiêu cực hay tích cực đáng kể nào từ việc cho những cặp song sinh học ở những lớp khác nhau lên thành tích, khả năng nhận thức và động lực của các em.
“Những kết quả này đề xuất rằng các nhà làm chính sách không nên áp đặt những hướng dẫn cứng nhắc cho các trường và cha mẹ nhằm tách những cặp song sinh ra trong suốt quá trình giáo dục các em”, nghiên cứu cho biết.
“Việc lựa chọn giáo dục các cặp song sinh chung hoặc riêng nên là chuyện do cha mẹ, bản thân các em, và thầy cô giáo quyết định, tương ứng với những nhu cầu cá nhân của những cặp song sinh”.
Nghiên cứu trên được xuất bản trên tạp chí Developmental Psychology.
Một nghiên cứu từ trường Goldsmiths, Đại học London, phát hiện rằng không có bằng chứng mạnh mẽ nào chứng tỏ việc cho các trẻ song sinh vào học những lớp khác nhau ở trường thì tốt hơn cho chúng về mặt học thuật.
Điều này đúng cho cả những cặp song sinh cùng trứng lẫn khác trứng.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 9.000 cặp song sinh tuổi từ 7 đến 16 tại nhiều ngôi trường ở Anh và Canada.
Họ xem xét thành tích học thuật của các cặp song sinh, dựa trên những báo cáo của giáo viên và kết quả thi, cũng như khả năng nhận thức và động lực về mặt học thuật của các em.
Kết quả cho thấy nhìn chung hầu như không có tác động tiêu cực hay tích cực đáng kể nào từ việc cho những cặp song sinh học ở những lớp khác nhau lên thành tích, khả năng nhận thức và động lực của các em.
“Những kết quả này đề xuất rằng các nhà làm chính sách không nên áp đặt những hướng dẫn cứng nhắc cho các trường và cha mẹ nhằm tách những cặp song sinh ra trong suốt quá trình giáo dục các em”, nghiên cứu cho biết.
“Việc lựa chọn giáo dục các cặp song sinh chung hoặc riêng nên là chuyện do cha mẹ, bản thân các em, và thầy cô giáo quyết định, tương ứng với những nhu cầu cá nhân của những cặp song sinh”.
Nghiên cứu trên được xuất bản trên tạp chí Developmental Psychology.