Những con robot phỏng sinh (bắt chước những con động vật) của Festo chưa thể vận chuyển hàng hóa, cũng chưa tự đóng/mở cửa được, mà cũng chẳng nhào lộn đâu. Thế nhưng chúng vẫn ẩn chứa những điều hết sức thú vị. Công ty này mới đây đã “trình làng” một video giới thiệu sản phẩm có tên Bionic Flying Fox. Flying Fox lấy cảm hứng từ loài dơi quả chứ không phải cáo bốn chân như tên gọi của mình. Festo đã chế tạo khung xương của nó thật gọn nhẹ để cánh của Flying Fox có thể dễ dàng nâng mình nó lên và bay lượn. Vì thế trọng lượng của nó chỉ là 580gram.
Những đôi cánh của nó gập lại độc lập và được bọc bằng một lớp màng mỏng vải đàn hồi. Loại vải này có vân hình tổ ong để ngăn chặn những vết rách nhỏ lan rộng, đồng nghĩa là robot có thể bay bình thường thậm chí với vài vết thủng nhỏ trên cánh.
Các bộ phận của Festo Flying Fox
Festo Flying Fox cất cánh và hạ cánh thông qua điều khiển từ xa nhờ người vận hành. Một khi đã ở trên không, nó có khả năng bay bán tự động nhờ sử dụng kết hợp các camera hồng ngoại dưới đất liên tục theo dõi các đèn LED hồng ngoại gắn trên các chân và đầu mút cánh của robot.
Robot trở nên thông minh hơn sau mỗi chuyến bay. Hình ảnh từ các camera liên tục được gửi đến một máy chủ trung tâm và điều khiển các hoạt động bay của con dơi máy này. Công nghệ machine learning sẽ sử dụng các dữ liệu này để phát triển ra đường bay thuận tiện hơn. Chủ nhân có thể đối chiếu chuyến bay thực tế với các đường bay được lập trình sẵn. Chúng được thay đổi liên tục và gửi lại cho robot để Flying Fox có thể cải thiện khả năng “vi vu” của mình.
Theo WonderfulEngineering Kỹ sư Nhật đam mê truyện tranh, tự chế tạo robot giống với nhân vật trong bộ truyện Mobile Suit Gundam
Những đôi cánh của nó gập lại độc lập và được bọc bằng một lớp màng mỏng vải đàn hồi. Loại vải này có vân hình tổ ong để ngăn chặn những vết rách nhỏ lan rộng, đồng nghĩa là robot có thể bay bình thường thậm chí với vài vết thủng nhỏ trên cánh.
Các bộ phận của Festo Flying Fox
Festo Flying Fox cất cánh và hạ cánh thông qua điều khiển từ xa nhờ người vận hành. Một khi đã ở trên không, nó có khả năng bay bán tự động nhờ sử dụng kết hợp các camera hồng ngoại dưới đất liên tục theo dõi các đèn LED hồng ngoại gắn trên các chân và đầu mút cánh của robot.
Robot trở nên thông minh hơn sau mỗi chuyến bay. Hình ảnh từ các camera liên tục được gửi đến một máy chủ trung tâm và điều khiển các hoạt động bay của con dơi máy này. Công nghệ machine learning sẽ sử dụng các dữ liệu này để phát triển ra đường bay thuận tiện hơn. Chủ nhân có thể đối chiếu chuyến bay thực tế với các đường bay được lập trình sẵn. Chúng được thay đổi liên tục và gửi lại cho robot để Flying Fox có thể cải thiện khả năng “vi vu” của mình.
Theo WonderfulEngineering Kỹ sư Nhật đam mê truyện tranh, tự chế tạo robot giống với nhân vật trong bộ truyện Mobile Suit Gundam