Chẳng hạn như Samsung và Xiaomi, cả hai hãng này đều là top các nhà sản xuất smartphone ở thời điểm hiện tại, nhưng chỉ một trong hai đi theo hướng đổi mới hoàn toàn. Với Samsung, S9 với cụm cam kép có ống kính thay đổi được tiêu cự, hay S8 S7 đều khác hoàn toàn so với những thiết kế ban đầu của họ. Còn Xiaomi thì khác, họ vẫn trung thành với các thiết kế gốc của các bản Mi Mix và dòng điện thoại giá rẻ.
Chắc chắn, các thiết lập máy ảnh hai khẩu độ của Samsung S9 hay tính năng GPS băng tần kép của Xiaomi Mi 8, hoặc cụm tam cam hầm hố và duy nhất của Huawei đã thoả lòng biết bao con tim yêu thích sự mới mẻ sáng tạo. Dĩ nhiên, cũng nên lưu ý rằng đó vẫn là những tính năng độc đáo nhưng lại chả giúp ích được gì nhiều trong thực tiễn.
Có một sự thật khá “đắng” cho các nhà sản xuất ở thời điểm hiện tại là ngành công nghiệp này và các khách hàng của họ chả thể tán thưởng quá nhiều cho những sự đổi mới. Chẳng hạn như những nhà sản xuất Android Authority liệt kê dưới đây, cũng là đổi mới, nhưng lại nhận cái kết không mấy tốt đẹp.
Palm
Có lẽ đây là một trong những nhà sản xuất sáng tạo nhất trong danh sách, các thiết bị do Palm tạo ra ngày trước như PalmPre và Palm Pixi có thể xem là gốc gác của rất nhiều tính năng phổ biến ở thời điểm hiện tại.
Công ty này đã cho ra mắt hệ thống điều hướng bằng cử chỉ tay (vuốt sang bên để chuyển đổi tác vụ, vuốt xuống để quay lại màn hình chính), trông có quen không? Đúng vậy, nó cũng tựa như những tác vụ điều hướng trên các sản phẩm Apple, Xiaomi và một số nhà sản xuất khác hiện nay.
Sau đó, hãng này tiếp tục có menu đa nhiệm và các tab ứng dụng gần đây dưới dạng thẻ riêng. Sau vài tháng hoặc vài năm kể từ ngày được giới thiệu, Android, iOS và Windows Phone đều áp dụng tính năng này cho sản phẩm của họ.
Hơn thế nữa, công ty này còn được cho là nhà sản xuất đầu tiên ra mắt điện thoại thông minh có thể sạc không dây sử dụng hệ điều hành webOS. Trước cả khi Nokia, Samsung, Apple và các thương hiệu khác tham gia phát triển mảng này.
Giờ đây, hệ điều hành WebOS nổi danh một thời này đã được bán lại cho các sản phẩm TV của LG, trước đó nó cũng đã qua tay của HP trước khi đến tay gã khổng lồ của Hàn Quốc. Nghe nói, Palm có xu hướng quay lại thị trường trong năm nay thông qua sản phẩm TCL của Blackberry, nhưng trên hết, chúng ta không mong đợi bất kì điều gì quá mới mẻ trong lần trở lại này.
HTC
Một trong những ví dụ nổi bật về sự đổi mới nhưng lại kém may mắn trên bước đường thành công chính là HTC, hãng điện thoại có nhiều bước cải tiến đáng kể trong vài năm qua.
Đây là một trong những nhà sản xuất đầu tiên ra mắt thiết lập camera 2 ống kính, cụm cam kép đầu tiên của họ là trên HTC Evo 3D của năm 2011. Ban đầu nó chỉ dành cho hình ảnh 3D trên Evo 3D, cho đến khi HTC One M8 ra mắt vào năm 2014, những cải tiến về camera phụ đã giúp tăng tốc độ lấy nét và hỗ trợ tính năng lấy nét sau khi chụp. Và có thể đó cũng chính là cảm hứng để các nhà sản xuất khác bắt tay vào thiết lập các camera kép như hiện nay. Tuy nhiên, mặc dù là người đi đầu nhưng có vẻ HTC đang ở khá xa top đầu.
Ngoài ra, công ty Đài Loan này cũng là người đầu tiên ra mắt các smartphone có thể mở rộng, sử dụng bàn phím QWERTY để cung cấp các trải nghiệm như PC trên một chiếc smartphone. Các sản phẩm này chạy Windows Mobile và ở thời điểm đó, nó có thể được xem là độc nhất vô nhị khi không mấy nhà sản xuất làm được điều này.
Công ty cũng là người mang đến các thiết kế cạnh bo tròn, vừa tay cầm, công nghệ âm thanh Hi-Res Audio và nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên, cùng với tất cả những cải tiến dó, HTC đã đi đến đâu? Ngay cả công nghệ BoomSound của họ, từng được xem là tiêu chuẩn vàng cho âm thanh trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh. Nhưng giờ đây, nó cũng chỉ còn là một cái tên.
Có lẽ, đã đến lúc HTC nên tạo nên một số hiệu ứng truyền thông về những đổi mới của mình, thay vì âm thầm lặng lẽ như trước giờ. Nếu không, tất cả nghiên cứu và phát triển của họ chỉ tổ tốn ngân sách và thúc đẩy các cải tiến của đối thủ.
Sony
Sony là hãng đầu tiên giới thiệu công nghệ quay video siêu chậm 960fps, và sau tất cả, nó trở thành công nghệ giúp Samsung và Huawei tăng lợi nhuận một cách đáng kể. Và một lần nữa, người đi đầu lại bị mang ra so sánh với những kẻ mượn ý tưởng.
Sony cũng là nhà sản xuất đầu tiên giới thiệu màn hình điện thoại độ phân giải 4K, tuy nhiên cho dù là ở thời điểm đó hay bây giờ, đó vẫn chưa phải là cải tiến tốt. Màn hình nhỏ với các cân nhắc về pin chính là lí do mà 4K trên điện thoại không được ủng hộ, người dùng thích ứng dụng nó trên TV hơn.
Và Sony cũng chính là hãng đã thúc đẩy mảng AR mạnh hơn cả, trước cả khi Apple và Samsung xem nó như một tính năng chủ đạo của mình. Ứng dụng Creator 3D của họ cũng là một sự đổi mới phù hợp nhưng lại không tìm được sự đồng điệu nơi người dùng. Ngoài ra, cũng từng có các tin đồn rằng Sony đang phát triển kết nối Playstation với việc chơi game trên smartphone, nghe như một ý tưởng tuyệt vời, nhưng nó lại tiếp tục không cánh mà bay.
Và sau tất cả những cải tiến, sáng tạo, công ty Nhật Bản này đang phải xem xét lại hoạt động của mình tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và Châu Phi do doanh số bán hàng thấp và hiệu suất tài chính kém. Đó là lí do Sony góp mặt trong bản danh sách này.
LG
Cái tên kì cựu trong danh sách này chính là LG, từng cung cấp một số sáng tạo tuyệt vời, nhưng cuối cùng vẫn bị các nhà sản xuất khác mượn ý tưởng và vượt mặt.
Thương vụ hợp tác của LG và Prada (một nhãn hiệu thời trang Ý) trong quá khứ đã tạo ra một thiết bị có tầm ảnh hưởng nhất từ trước đến nay, với việc sở hữu màn hình cảm ứng điện dung vào năm 2006 với giao diện cảm ứng UI độc đáo. Đó được xem là nhà vô địch của điện thoại cảm ứng trước khi các thiết bị iPhone và Android đầu tiên được tung ra thị trường.
Năm ngoái, LG cũng đi trước Samsung và các hãng lớn khác một bước khi sớm tiết lộ về LG G6 và màn hình tỉ lệ vàng 18:9. Chiếc máy ảnh góc siêu rộng của LG G5 cũng từng cung cấp những trải nghiệm vô cùng mới mẻ so với các thiết lập camera kép. Thậm chí nó còn sở hữu khe cắm mô đun bổ trợ phần cứng, nhưng….
Danh tiếng của LG đã bị đánh gục sau khi phát hành G5 – nhiều người cho rằng nó như một bản dùng thử vậy. Trục trặc về phần khởi động của máy, một trong những vấn đề truyền thống của công ty đã khiến nhiều người mất niềm tin vào thương hiệu này, thậm chí là những người từng rất yêu thích, đam mê các sản phẩm LG, ngay cả khi những thiết bị mới mẻ, hấp dẫn như V30 và G7 ThinQ được phát hành sau đó. Quả thật, niềm tin khi mất đi rồi thì không thể lấy lại một cách dễ dàng.
Một số các sáng tạo bị cuốn vào trò chơi “cá lớn nuốt cá bé”
Ngoài kia, có hàng tấn thương hiệu đã áp dụng đổi mới để tìm kiếm thành công, nhưng đa phần họ đều bị cản trở với những kẻ sao chép. Điển hình như Motorola Atrix, Motorola từng giới thiệu về một chiếc Android phone có thể hoạt động như PC khi kết nối với bàn phím phụ. Sau ngày giới thiệu nọ, Samsung và Huawei một lần nữa bắt đầu tham chiến với các sản phẩm tương tự, thi nhau xâu xé miếng bánh ý tưởng ngày nào.
Ngay cả Meizu, một hãng điện thoại Trung Quốc cũng từng bị sao chép, Meizu trước đó đã ra mắt tính năng điều hướng cử chỉ mới, chạm nhẹ vào nút home hoặc ấn vào để quay về màn hình chính. Họ đã tạo ra tính năng này rất lâu trước đó, và Huawei sau đó đã “mượn” tạm chúng cho dòng Huawei P10 của mình. Mặt dù nút home sẽ biến mất khi viền màn hình mỏng hơn, nhưng sự đóng góp của Meizu vẫn đáng được khen ngợi vì sự hữu dụng mà nó đem lại trước khi thiết kế bezel ra đời.
Ngoài ra, một hãng khác nữa là Nokia, cụ thể là chế độ găng tay (giúp tăng khả năng cảm ứng khi đeo găng tay) và ổn định hình ảnh quang học trên Lumia 920 của họ cũng đã bị các đối thủ lớn phía sau bắt lấy. Tính năng nhấn đúp để đánh thức thiết bị hay màn hình luôn bật Symbian cũng là do một tay Nokia cung cấp trước khi các thương hiệu Android khác dòm ngó đến.
Vậy điều quan trọng là gì?
Tất nhiên vẫn là về đổi mới. Những sự đổi mới, sáng tạo độc đáo vẫn là mũi nhọn cho uy quyền công nghệ và tiềm năng thị trường của các hãng. Tuy nhiên, bấy nhiêu thì chưa đủ, họ cần biết nắm bắt để tạo ra tiếng vang cho sản phẩm của mình thông qua việc quảng cáo, tiếp thị. Có vẻ như quảng cáo ngày một quan trọng với các nhà sản xuất, ngay cả khi doanh số bán hàng của họ không được như ý.
Thậm chí là cả Apple – một công ty nổi tiếng về việc lấy các tính năng hiện có và đánh bóng chúng cho nền tảng riêng của mình, nhưng chí ít họ vẫn luôn cố gắng đổi mới theo cách này hay cách khác qua từng năm, cho dù kết quả có thể chưa được người dùng hài lòng. Chẳng hạn như việc giới thiệu nhận dạng khuôn mặt vào năm ngoái, chế độ chân dung vào năm 2016 và 3D Touch vào 2015.
Những ngày này, tiếp thị cũng quan trọng không kém gì việc đổi mới, sáng tạo. Xét cho cùng, đổi mới sẽ chẳng là gì nếu mọi người không biết gì về nó. Hãy xem HTC và LG như một bài học thực tiễn, họ có các sản phẩm tốt nhưng lại không tập trung truyền thông cho nó nên ít người mua là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, đôi khi chi quá nhiều ngân sách cho tiếp thị cũng không hẳn là tốt, ví dụ như doanh số của Galaxy S9 và iPhone X cũng không quá tuyệt vời khi mà cả hai hãng này đều tích cực lập các kế hoạch quảng bá, tiếp thị rầm rộ cho những sản phẩm của mình. Vì thế, vẫn sẽ phải có sự cân bằng giữa việc đổi mới và tiếp thị để đạt được thành công trên một chiếc smartphone.
Thật không may, tiếp thị không dành cho những khoản ngân sách nhỏ – đó là điều mà nhiều thương hiệu quan tâm. Bạn không thể chi tiền cho việc tiếp thị nếu bạn không bán được các sản phẩm của mình nhưng bạn lại khó lòng bán được sản phẩm nếu bạn không tiếp thị. Cái gì cũng có mặt trái của nó, nên hầu hết các công ty hiện tại đều không thể làm tốt cả hai mảng này. Hầu hết họ chỉ tập trung vào một trong hai, hoặc là đổi mới, hoặc là tiếp thị.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy cho chúng tôi biết dưới phần bình luận nhé.
Trần Vũ Đức
Chắc chắn, các thiết lập máy ảnh hai khẩu độ của Samsung S9 hay tính năng GPS băng tần kép của Xiaomi Mi 8, hoặc cụm tam cam hầm hố và duy nhất của Huawei đã thoả lòng biết bao con tim yêu thích sự mới mẻ sáng tạo. Dĩ nhiên, cũng nên lưu ý rằng đó vẫn là những tính năng độc đáo nhưng lại chả giúp ích được gì nhiều trong thực tiễn.
Có một sự thật khá “đắng” cho các nhà sản xuất ở thời điểm hiện tại là ngành công nghiệp này và các khách hàng của họ chả thể tán thưởng quá nhiều cho những sự đổi mới. Chẳng hạn như những nhà sản xuất Android Authority liệt kê dưới đây, cũng là đổi mới, nhưng lại nhận cái kết không mấy tốt đẹp.
Palm
Có lẽ đây là một trong những nhà sản xuất sáng tạo nhất trong danh sách, các thiết bị do Palm tạo ra ngày trước như PalmPre và Palm Pixi có thể xem là gốc gác của rất nhiều tính năng phổ biến ở thời điểm hiện tại.
Công ty này đã cho ra mắt hệ thống điều hướng bằng cử chỉ tay (vuốt sang bên để chuyển đổi tác vụ, vuốt xuống để quay lại màn hình chính), trông có quen không? Đúng vậy, nó cũng tựa như những tác vụ điều hướng trên các sản phẩm Apple, Xiaomi và một số nhà sản xuất khác hiện nay.
Sau đó, hãng này tiếp tục có menu đa nhiệm và các tab ứng dụng gần đây dưới dạng thẻ riêng. Sau vài tháng hoặc vài năm kể từ ngày được giới thiệu, Android, iOS và Windows Phone đều áp dụng tính năng này cho sản phẩm của họ.
Hơn thế nữa, công ty này còn được cho là nhà sản xuất đầu tiên ra mắt điện thoại thông minh có thể sạc không dây sử dụng hệ điều hành webOS. Trước cả khi Nokia, Samsung, Apple và các thương hiệu khác tham gia phát triển mảng này.
Giờ đây, hệ điều hành WebOS nổi danh một thời này đã được bán lại cho các sản phẩm TV của LG, trước đó nó cũng đã qua tay của HP trước khi đến tay gã khổng lồ của Hàn Quốc. Nghe nói, Palm có xu hướng quay lại thị trường trong năm nay thông qua sản phẩm TCL của Blackberry, nhưng trên hết, chúng ta không mong đợi bất kì điều gì quá mới mẻ trong lần trở lại này.
HTC
Một trong những ví dụ nổi bật về sự đổi mới nhưng lại kém may mắn trên bước đường thành công chính là HTC, hãng điện thoại có nhiều bước cải tiến đáng kể trong vài năm qua.
Đây là một trong những nhà sản xuất đầu tiên ra mắt thiết lập camera 2 ống kính, cụm cam kép đầu tiên của họ là trên HTC Evo 3D của năm 2011. Ban đầu nó chỉ dành cho hình ảnh 3D trên Evo 3D, cho đến khi HTC One M8 ra mắt vào năm 2014, những cải tiến về camera phụ đã giúp tăng tốc độ lấy nét và hỗ trợ tính năng lấy nét sau khi chụp. Và có thể đó cũng chính là cảm hứng để các nhà sản xuất khác bắt tay vào thiết lập các camera kép như hiện nay. Tuy nhiên, mặc dù là người đi đầu nhưng có vẻ HTC đang ở khá xa top đầu.
Ngoài ra, công ty Đài Loan này cũng là người đầu tiên ra mắt các smartphone có thể mở rộng, sử dụng bàn phím QWERTY để cung cấp các trải nghiệm như PC trên một chiếc smartphone. Các sản phẩm này chạy Windows Mobile và ở thời điểm đó, nó có thể được xem là độc nhất vô nhị khi không mấy nhà sản xuất làm được điều này.
Công ty cũng là người mang đến các thiết kế cạnh bo tròn, vừa tay cầm, công nghệ âm thanh Hi-Res Audio và nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên, cùng với tất cả những cải tiến dó, HTC đã đi đến đâu? Ngay cả công nghệ BoomSound của họ, từng được xem là tiêu chuẩn vàng cho âm thanh trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh. Nhưng giờ đây, nó cũng chỉ còn là một cái tên.
Có lẽ, đã đến lúc HTC nên tạo nên một số hiệu ứng truyền thông về những đổi mới của mình, thay vì âm thầm lặng lẽ như trước giờ. Nếu không, tất cả nghiên cứu và phát triển của họ chỉ tổ tốn ngân sách và thúc đẩy các cải tiến của đối thủ.
Sony
Sony là hãng đầu tiên giới thiệu công nghệ quay video siêu chậm 960fps, và sau tất cả, nó trở thành công nghệ giúp Samsung và Huawei tăng lợi nhuận một cách đáng kể. Và một lần nữa, người đi đầu lại bị mang ra so sánh với những kẻ mượn ý tưởng.
Sony cũng là nhà sản xuất đầu tiên giới thiệu màn hình điện thoại độ phân giải 4K, tuy nhiên cho dù là ở thời điểm đó hay bây giờ, đó vẫn chưa phải là cải tiến tốt. Màn hình nhỏ với các cân nhắc về pin chính là lí do mà 4K trên điện thoại không được ủng hộ, người dùng thích ứng dụng nó trên TV hơn.
Và Sony cũng chính là hãng đã thúc đẩy mảng AR mạnh hơn cả, trước cả khi Apple và Samsung xem nó như một tính năng chủ đạo của mình. Ứng dụng Creator 3D của họ cũng là một sự đổi mới phù hợp nhưng lại không tìm được sự đồng điệu nơi người dùng. Ngoài ra, cũng từng có các tin đồn rằng Sony đang phát triển kết nối Playstation với việc chơi game trên smartphone, nghe như một ý tưởng tuyệt vời, nhưng nó lại tiếp tục không cánh mà bay.
Và sau tất cả những cải tiến, sáng tạo, công ty Nhật Bản này đang phải xem xét lại hoạt động của mình tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và Châu Phi do doanh số bán hàng thấp và hiệu suất tài chính kém. Đó là lí do Sony góp mặt trong bản danh sách này.
LG
Cái tên kì cựu trong danh sách này chính là LG, từng cung cấp một số sáng tạo tuyệt vời, nhưng cuối cùng vẫn bị các nhà sản xuất khác mượn ý tưởng và vượt mặt.
Thương vụ hợp tác của LG và Prada (một nhãn hiệu thời trang Ý) trong quá khứ đã tạo ra một thiết bị có tầm ảnh hưởng nhất từ trước đến nay, với việc sở hữu màn hình cảm ứng điện dung vào năm 2006 với giao diện cảm ứng UI độc đáo. Đó được xem là nhà vô địch của điện thoại cảm ứng trước khi các thiết bị iPhone và Android đầu tiên được tung ra thị trường.
Năm ngoái, LG cũng đi trước Samsung và các hãng lớn khác một bước khi sớm tiết lộ về LG G6 và màn hình tỉ lệ vàng 18:9. Chiếc máy ảnh góc siêu rộng của LG G5 cũng từng cung cấp những trải nghiệm vô cùng mới mẻ so với các thiết lập camera kép. Thậm chí nó còn sở hữu khe cắm mô đun bổ trợ phần cứng, nhưng….
Danh tiếng của LG đã bị đánh gục sau khi phát hành G5 – nhiều người cho rằng nó như một bản dùng thử vậy. Trục trặc về phần khởi động của máy, một trong những vấn đề truyền thống của công ty đã khiến nhiều người mất niềm tin vào thương hiệu này, thậm chí là những người từng rất yêu thích, đam mê các sản phẩm LG, ngay cả khi những thiết bị mới mẻ, hấp dẫn như V30 và G7 ThinQ được phát hành sau đó. Quả thật, niềm tin khi mất đi rồi thì không thể lấy lại một cách dễ dàng.
Một số các sáng tạo bị cuốn vào trò chơi “cá lớn nuốt cá bé”
Ngoài kia, có hàng tấn thương hiệu đã áp dụng đổi mới để tìm kiếm thành công, nhưng đa phần họ đều bị cản trở với những kẻ sao chép. Điển hình như Motorola Atrix, Motorola từng giới thiệu về một chiếc Android phone có thể hoạt động như PC khi kết nối với bàn phím phụ. Sau ngày giới thiệu nọ, Samsung và Huawei một lần nữa bắt đầu tham chiến với các sản phẩm tương tự, thi nhau xâu xé miếng bánh ý tưởng ngày nào.
Ngay cả Meizu, một hãng điện thoại Trung Quốc cũng từng bị sao chép, Meizu trước đó đã ra mắt tính năng điều hướng cử chỉ mới, chạm nhẹ vào nút home hoặc ấn vào để quay về màn hình chính. Họ đã tạo ra tính năng này rất lâu trước đó, và Huawei sau đó đã “mượn” tạm chúng cho dòng Huawei P10 của mình. Mặt dù nút home sẽ biến mất khi viền màn hình mỏng hơn, nhưng sự đóng góp của Meizu vẫn đáng được khen ngợi vì sự hữu dụng mà nó đem lại trước khi thiết kế bezel ra đời.
Ngoài ra, một hãng khác nữa là Nokia, cụ thể là chế độ găng tay (giúp tăng khả năng cảm ứng khi đeo găng tay) và ổn định hình ảnh quang học trên Lumia 920 của họ cũng đã bị các đối thủ lớn phía sau bắt lấy. Tính năng nhấn đúp để đánh thức thiết bị hay màn hình luôn bật Symbian cũng là do một tay Nokia cung cấp trước khi các thương hiệu Android khác dòm ngó đến.
Vậy điều quan trọng là gì?
Tất nhiên vẫn là về đổi mới. Những sự đổi mới, sáng tạo độc đáo vẫn là mũi nhọn cho uy quyền công nghệ và tiềm năng thị trường của các hãng. Tuy nhiên, bấy nhiêu thì chưa đủ, họ cần biết nắm bắt để tạo ra tiếng vang cho sản phẩm của mình thông qua việc quảng cáo, tiếp thị. Có vẻ như quảng cáo ngày một quan trọng với các nhà sản xuất, ngay cả khi doanh số bán hàng của họ không được như ý.
Thậm chí là cả Apple – một công ty nổi tiếng về việc lấy các tính năng hiện có và đánh bóng chúng cho nền tảng riêng của mình, nhưng chí ít họ vẫn luôn cố gắng đổi mới theo cách này hay cách khác qua từng năm, cho dù kết quả có thể chưa được người dùng hài lòng. Chẳng hạn như việc giới thiệu nhận dạng khuôn mặt vào năm ngoái, chế độ chân dung vào năm 2016 và 3D Touch vào 2015.
Những ngày này, tiếp thị cũng quan trọng không kém gì việc đổi mới, sáng tạo. Xét cho cùng, đổi mới sẽ chẳng là gì nếu mọi người không biết gì về nó. Hãy xem HTC và LG như một bài học thực tiễn, họ có các sản phẩm tốt nhưng lại không tập trung truyền thông cho nó nên ít người mua là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, đôi khi chi quá nhiều ngân sách cho tiếp thị cũng không hẳn là tốt, ví dụ như doanh số của Galaxy S9 và iPhone X cũng không quá tuyệt vời khi mà cả hai hãng này đều tích cực lập các kế hoạch quảng bá, tiếp thị rầm rộ cho những sản phẩm của mình. Vì thế, vẫn sẽ phải có sự cân bằng giữa việc đổi mới và tiếp thị để đạt được thành công trên một chiếc smartphone.
Thật không may, tiếp thị không dành cho những khoản ngân sách nhỏ – đó là điều mà nhiều thương hiệu quan tâm. Bạn không thể chi tiền cho việc tiếp thị nếu bạn không bán được các sản phẩm của mình nhưng bạn lại khó lòng bán được sản phẩm nếu bạn không tiếp thị. Cái gì cũng có mặt trái của nó, nên hầu hết các công ty hiện tại đều không thể làm tốt cả hai mảng này. Hầu hết họ chỉ tập trung vào một trong hai, hoặc là đổi mới, hoặc là tiếp thị.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy cho chúng tôi biết dưới phần bình luận nhé.
Trần Vũ Đức