Ngày 4.8, công an huyện Như Thanh, Thanh Hóa, thông báo, chị T (SN 1996, ở xã Hải Long) tử vong do cắm sạc ĐT khi tay đang ướt, bị điện giật; người nhà cấp cứu nhưng thất bại. Hiện chưa rõ sạc bị nứt vỡ hoặc dây rách vỏ nhựa hay chạm tay vào chân sạc (kim loại) nhưng chắc chắn có dòng điện truyền qua cơ thể gây tử vong nhanh chóng.
Vì sao người chết vì điện giật?
Từ khi có ĐT di động thì bị điện giật khi đang sạc pin được bổ sung cho “danh mục” 100 có lẻ các tình huống điện giật. Thống kê thế giới có khoảng 25.000 người và Việt Nam khoảng 250 người người chết vì điện/năm… Chết do điện gấp 9 – 15 lần các tai nạn khác và không thể biết trước mức độ tổn thương cơ thể do điện gây ra.
Một dòng điện có cùng hiệu điện thế (U), cường độ (I) và điện trở (R) của dây dẫn có thể gây ra tổn thương rất khác nhau ở mỗi người, bằng chứng là có người bị điện giật nhiều lần (hiếm) không chết, có người bị giật một lần đã chết. Mức độ nguy hiểm của dòng điện tùy thuộc vào U; I; R (của cơ thể và dây dẫn), tần số dòng xoay chiều; thời gian truyền điện qua cơ thể (càng lâu càng nguy hiểm); trạng thái cơ thể (bệnh tật, mang thai…); và đặc biệt là đường điện vào (điểm tiếp xúc cơ thể) và ra (từ cơ thể truyền ra đất hay vật khác) – gọi là đường liên kết. Nguy hiểm nhất là đường liên kết đi qua tim và não do điện làm đông vón protein của tế bào.
Làm chết người nhiều nhất là điện từ 1.500V trở xuống, đặc biệt là điện sinh hoạt 110 – 220V. Tử vong do điện hầu hết tức khắc khi bị giật; số ít ca chết từ từ trong thời khoảng ngắn: Bị điện giật vẫn tỉnh táo, tìm cách gạt bỏ dây, vật dẫn điện ra khỏi người nhưng bất thành, rồi mới chết; hiếm thấy là chết giả rồi chết thật: bị điện giật nạn nhân bất tỉnh ngắn sau đó hồi tỉnh rồi chết thật; rất hiếm là chết chậm: Bị điện giật vẫn bình thường nhưng vài ngày sau thì chết.
Có các dạng chết nhanh, chậm như vậy vì điện giật gây ra nhiều biến loạn sinh mệnh. Chết nhanh khi dòng điện đi qua tim làm ngừng tim, đi qua não làm tê liệt tức khắc trung tâm chỉ huy tuần hoàn, hô hấp ở hành não cũng làm ngừng tim, ngừng thở. Hoặc kích thích (giật) gây rung tâm thất: Tim đập đến 300 lần/phút hoặc hơn (bình thường 70 – 80l/ph) làm suy tim cấp do phải co bóp với tần suất quá nhanh, trong khi cơ tim không được nuôi dưỡng do máu không kịp về tim. Điện giật làm co cứng và liệt các cơ hô hấp không làm chết bất đắc kỳ tử.
Chết chậm hơn khi chỉ bị sốc bỏng điện: Do tác dụng sinh nhiệt, dòng điện hủy hoại nhiều tế bào cơ, giải phóng vào máu nhiều chất Myoglobin, tác động lên hệ thần kinh gây sốc. Nhiều khi không chết do điện, nhưng bị giật ngã từ trên cao, hay va đập với vật cứng làm chấn thương sọ não, gãy xương; chết do mất máu cấp vì vỡ gan, lách…; rơi xuống nước chết ngạt…
Nếu may mắn thoát chết thường có nhiều rối loạn như sợ hãi, cảm thấy cổ và ngực bị đè nén nên không nói được; rối loạn ý thức (nhầm lẫn không gian, thời gian, xung quanh và bản thân); quên ngược chiều (quên các sự việc trước khi bị nạn, nhớ sự việc xa ); có thể kích động, co giật hoặc lên cơn động kinh; đau đầu, chóng mặt; đau ngực, ho ra máu; chảy máu tiêu hóa; rối loạn cảm giác da; viêm da – thần kinh; rối loạn bài xuất phân, nước tiểu; viêm ống thận (ít hoặc không có nước tiểu); viêm cầu thận (nước tiểu có máu, protein…).
Tháng 11 năm ngoái, em Lê Ngọc X, 14 tuổi, ở xã Sơn Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh nằm trên giường sử dụng iPhone 6 đang sạc pin. Do biến áp (chuyển từ 110V, 220V xuống 6,5… đến 3,7V (tùy theo từng dòng ĐT), chuyển dòng xoay chiều thành một chiều) của cục sạc bị hỏng và em không để ý đã cầm vào chỗ dây sạc hở, điện giật làm em ngã xuống sàn nhà. Phát hiện sự cố, người nhà gọi cho BS đến cấp cứu nhưng em đã tử vong, dây sạc quấn ở tay cháy đen!
Tháng 12.2017, ở thị trấn Saint Martin de Heres, gần TP. Grenoble, Pháp, khi người chồng về nhà thấy vợ sắp sinh bất động trong bồn tắm. Các BS đã không thể cứu được cả hai mẹ con. Cảnh sát kết luận chiếc ĐT đang sạc gần bồn tắm là nguyên nhân gây chết người, sau khi khẳng định loại bỏ mọi nguyên nhân chết khác.
Đây không phải lần đầu tiên chết người khi sạc ĐT trong lúc tắm. Tháng 7.2017, bé gái Madison Coe, 14 tuổi, ở Lovington, New Mexico, Mỹ, tử vong trong bồn tắm, hai tay bỏng nặng vẫn nắm chặt chiếc ĐT.
Tháng 3.2016, chị Tanya, ở Ealing, phía tây London, khi về nhà phát hiện Richard Bull, 32 tuổi, bất động trong bồn tắm, ngực, cánh tay và bàn tay bỏng nặng. Chị gọi ngay cho đơn vị cấp cứu, nhưng các BS nói khi họ tới thì Bull đã chết. Cảnh sát kết luận, Bull đã cắm sạc có dây dẫn kéo dài từ hành lang vào phòng tắm, đặt ổ điện lên ngực, ngâm mình trong bồn nước lướt mạng. Không may, phần chân sạc tiếp xúc với nước gây nên cái chết của Bull!
Tháng 9.2015, ông Lê Văn V, ở huyện Nam Đàn, Nghệ An, đi chăn bò về thấy phòng con dâu sáng đèn, nhưng gọi thì không thấy chị L thưa. Ông đẩy cửa vào phòng, thấy chị bất tỉnh dưới nền nhà, trên cổ còn chiếc Iphone 3 đang sạc pin. Hoảng hốt, ông giật chiếc ĐT ra thì bị điện giật. BS đến nhưng xác định chị L đã chết, trên cổ và ngực có hai vết cháy đen.
Đáng trách là anh Lê Văn Q, chồng chị, từng bị điện giật mấy lần khi sử dụng chiếc ĐT này lúc sạc pin nhưng coi điện bằng muỗi đốt. Gần đây, chị L mua một chiếc sạc khác, nhưng trường hợp này không phải do sạc. Đau lòng là chị Ngô Thị L đang mang thai con đầu.
4 tháng! Cả nổ, cháy khi sạc!
Hẳn nhiều người còn nhớ cảnh náo loạn khi xảy cháy từ tầng 2, khách sạn V.A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TPHCM năm 2015. Một chiếc ĐT đang sạc bỗng phát nổ, bùng phát cháy lớn và lan nhanh do khu vực phát cháy có nhiều vật liệu dễ cháy. Tuy không thiệt hại về người nhưng toàn bộ tầng 2 của khách sạn bị thiêu rụi.
Tháng 4.2017, Wiley Day, 32 tuổi, ở Huntsville, bang Alabama, Mỹ, thấy rất may mắn vì vẫn còn sống khi bị điện giật bỏng nặng. Day thường sạc qua đêm chiếc iPhone bằng một sợi dây dẫn kéo dài và đặt ĐT trên giường. Sáng hôm đó khi thức giấc, vô tình sợi dây chuyền đeo trên cổ chạm zắc cắm (kim loại) vào máy, điện giật làm anh ngã xuống sàn, mắt nhòe đi, có cảm giác đang nhìn qua một lỗ thủng, rồi chỉ thấy màu trắng và đen. Một mảng da, thịt lớn ở cổ bị tróc, tay có vết bỏng vì bị đốt cháy khi cố gỡ bỏ dây chuyền nóng ra khỏi cổ; BV chẩn đoán bỏng độ 2, 3.
Tháng 1.2018, anh H.V.T, 22 tuổi, ở huyện Mang Yang, Gia Lai, xem phim trên ĐT, ĐT nổ, làm nát đầu ngón giữa và gãy xương ngón trỏ tay phải. BV Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai phải tháo khớp làm mỏm cụt ngón giữa, mổ kết hợp xương ngón trỏ. Các BS cho biết, tên chiếc ĐT này là một thương hiệu lớn nhưng không rõ hàng chính hãng hay nhái.
Tháng 2, cậu bé Meng Jisu, ở Quảng Tây, Trung Quốc, phải qua phẫu thuật hơn 5 giờ, các BS kiên nhẫn gắp từng miếng nhựa nhỏ của điện thoại ghim sâu vào mặt cậu. Đau buồn hơn, em mất mắt trái và cụt gần hết ngón trỏ tay phải. Người thân đã mang ngón tay đứt rời tới BV nhưng nó đã hoại tử do nổ nên không thể nối lại. Chiếc ĐT gây họa cho cậu tên Hua Tang VT-V59, hàng nội địa Trung Quốc, đã sử dụng hơn 2 năm và nổ lúc đang sạc!
Tháng 3, cô gái ở bang Odisha, Ấn Độ tử vong do ĐT phát nổ khi vừa sạc vừa nghe. Tháng 2, nhiều hàng xóm nhà em V.N.Đ, SN 2004, ở xã Châu Thôn, Quế Phong, Nghệ An, nghe một tiếng nổ lớn rồi tiếng kêu thét nên chạy sang. Thấy mặt và thân mình Đ có nhiều vết thương chảy máu, do mảnh vỡ ĐT nổ găm vào.
Tháng 6, ông Nazrin Hassan, 45 tuổi, người đứng đầu công ty đầu tư mạo hiểm, Cradle Fund Sdn Bhd, ở Malaysia, đã thiệt mạng do chiếc ĐT đang sạc bên cạnh phát nổ khi đang ngủ. Nệm giường cùng các đồ đạc trong phòng ngủ bắt lửa cháy lớn làm cảnh sát nghi ngờ ông chết do ngạt khí độc. Tuy nhiên giám định pháp y xác định ông chết vì những vết thương do mảnh nổ.
Muốn không trả giá bằng mạng sống hoặc tàn phế cần bỏ ngay thói quen dùng ĐT đang sạc và để ĐT đang sạc gần người; luôn kiểm tra cục dây sạc để phát hiện chỗ hở; không để đồ sạc lung tung; dùng sạc chính hãng; chú ý vật dụng kim loại ở gần ĐT hay cục sạc; thấy ĐT quá nóng phải ngừng sạc (khoảng 800C pin sẽ nổ); nên thay pin khi dùng 3 năm. Nghiên cứu mới đây ở Anh cho thấy, chỉ 3/400 thiết bị sạc Apple sản xuất từ nước thứ 3 (được kiểm định) đạt tiêu chuẩn an toàn!
Vì sao người chết vì điện giật?
Từ khi có ĐT di động thì bị điện giật khi đang sạc pin được bổ sung cho “danh mục” 100 có lẻ các tình huống điện giật. Thống kê thế giới có khoảng 25.000 người và Việt Nam khoảng 250 người người chết vì điện/năm… Chết do điện gấp 9 – 15 lần các tai nạn khác và không thể biết trước mức độ tổn thương cơ thể do điện gây ra.
Một dòng điện có cùng hiệu điện thế (U), cường độ (I) và điện trở (R) của dây dẫn có thể gây ra tổn thương rất khác nhau ở mỗi người, bằng chứng là có người bị điện giật nhiều lần (hiếm) không chết, có người bị giật một lần đã chết. Mức độ nguy hiểm của dòng điện tùy thuộc vào U; I; R (của cơ thể và dây dẫn), tần số dòng xoay chiều; thời gian truyền điện qua cơ thể (càng lâu càng nguy hiểm); trạng thái cơ thể (bệnh tật, mang thai…); và đặc biệt là đường điện vào (điểm tiếp xúc cơ thể) và ra (từ cơ thể truyền ra đất hay vật khác) – gọi là đường liên kết. Nguy hiểm nhất là đường liên kết đi qua tim và não do điện làm đông vón protein của tế bào.
Làm chết người nhiều nhất là điện từ 1.500V trở xuống, đặc biệt là điện sinh hoạt 110 – 220V. Tử vong do điện hầu hết tức khắc khi bị giật; số ít ca chết từ từ trong thời khoảng ngắn: Bị điện giật vẫn tỉnh táo, tìm cách gạt bỏ dây, vật dẫn điện ra khỏi người nhưng bất thành, rồi mới chết; hiếm thấy là chết giả rồi chết thật: bị điện giật nạn nhân bất tỉnh ngắn sau đó hồi tỉnh rồi chết thật; rất hiếm là chết chậm: Bị điện giật vẫn bình thường nhưng vài ngày sau thì chết.
Có các dạng chết nhanh, chậm như vậy vì điện giật gây ra nhiều biến loạn sinh mệnh. Chết nhanh khi dòng điện đi qua tim làm ngừng tim, đi qua não làm tê liệt tức khắc trung tâm chỉ huy tuần hoàn, hô hấp ở hành não cũng làm ngừng tim, ngừng thở. Hoặc kích thích (giật) gây rung tâm thất: Tim đập đến 300 lần/phút hoặc hơn (bình thường 70 – 80l/ph) làm suy tim cấp do phải co bóp với tần suất quá nhanh, trong khi cơ tim không được nuôi dưỡng do máu không kịp về tim. Điện giật làm co cứng và liệt các cơ hô hấp không làm chết bất đắc kỳ tử.
Chết chậm hơn khi chỉ bị sốc bỏng điện: Do tác dụng sinh nhiệt, dòng điện hủy hoại nhiều tế bào cơ, giải phóng vào máu nhiều chất Myoglobin, tác động lên hệ thần kinh gây sốc. Nhiều khi không chết do điện, nhưng bị giật ngã từ trên cao, hay va đập với vật cứng làm chấn thương sọ não, gãy xương; chết do mất máu cấp vì vỡ gan, lách…; rơi xuống nước chết ngạt…
Nếu may mắn thoát chết thường có nhiều rối loạn như sợ hãi, cảm thấy cổ và ngực bị đè nén nên không nói được; rối loạn ý thức (nhầm lẫn không gian, thời gian, xung quanh và bản thân); quên ngược chiều (quên các sự việc trước khi bị nạn, nhớ sự việc xa ); có thể kích động, co giật hoặc lên cơn động kinh; đau đầu, chóng mặt; đau ngực, ho ra máu; chảy máu tiêu hóa; rối loạn cảm giác da; viêm da – thần kinh; rối loạn bài xuất phân, nước tiểu; viêm ống thận (ít hoặc không có nước tiểu); viêm cầu thận (nước tiểu có máu, protein…).
Tháng 11 năm ngoái, em Lê Ngọc X, 14 tuổi, ở xã Sơn Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh nằm trên giường sử dụng iPhone 6 đang sạc pin. Do biến áp (chuyển từ 110V, 220V xuống 6,5… đến 3,7V (tùy theo từng dòng ĐT), chuyển dòng xoay chiều thành một chiều) của cục sạc bị hỏng và em không để ý đã cầm vào chỗ dây sạc hở, điện giật làm em ngã xuống sàn nhà. Phát hiện sự cố, người nhà gọi cho BS đến cấp cứu nhưng em đã tử vong, dây sạc quấn ở tay cháy đen!
Tháng 12.2017, ở thị trấn Saint Martin de Heres, gần TP. Grenoble, Pháp, khi người chồng về nhà thấy vợ sắp sinh bất động trong bồn tắm. Các BS đã không thể cứu được cả hai mẹ con. Cảnh sát kết luận chiếc ĐT đang sạc gần bồn tắm là nguyên nhân gây chết người, sau khi khẳng định loại bỏ mọi nguyên nhân chết khác.
Đây không phải lần đầu tiên chết người khi sạc ĐT trong lúc tắm. Tháng 7.2017, bé gái Madison Coe, 14 tuổi, ở Lovington, New Mexico, Mỹ, tử vong trong bồn tắm, hai tay bỏng nặng vẫn nắm chặt chiếc ĐT.
Tháng 3.2016, chị Tanya, ở Ealing, phía tây London, khi về nhà phát hiện Richard Bull, 32 tuổi, bất động trong bồn tắm, ngực, cánh tay và bàn tay bỏng nặng. Chị gọi ngay cho đơn vị cấp cứu, nhưng các BS nói khi họ tới thì Bull đã chết. Cảnh sát kết luận, Bull đã cắm sạc có dây dẫn kéo dài từ hành lang vào phòng tắm, đặt ổ điện lên ngực, ngâm mình trong bồn nước lướt mạng. Không may, phần chân sạc tiếp xúc với nước gây nên cái chết của Bull!
Tháng 9.2015, ông Lê Văn V, ở huyện Nam Đàn, Nghệ An, đi chăn bò về thấy phòng con dâu sáng đèn, nhưng gọi thì không thấy chị L thưa. Ông đẩy cửa vào phòng, thấy chị bất tỉnh dưới nền nhà, trên cổ còn chiếc Iphone 3 đang sạc pin. Hoảng hốt, ông giật chiếc ĐT ra thì bị điện giật. BS đến nhưng xác định chị L đã chết, trên cổ và ngực có hai vết cháy đen.
Đáng trách là anh Lê Văn Q, chồng chị, từng bị điện giật mấy lần khi sử dụng chiếc ĐT này lúc sạc pin nhưng coi điện bằng muỗi đốt. Gần đây, chị L mua một chiếc sạc khác, nhưng trường hợp này không phải do sạc. Đau lòng là chị Ngô Thị L đang mang thai con đầu.
4 tháng! Cả nổ, cháy khi sạc!
Hẳn nhiều người còn nhớ cảnh náo loạn khi xảy cháy từ tầng 2, khách sạn V.A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TPHCM năm 2015. Một chiếc ĐT đang sạc bỗng phát nổ, bùng phát cháy lớn và lan nhanh do khu vực phát cháy có nhiều vật liệu dễ cháy. Tuy không thiệt hại về người nhưng toàn bộ tầng 2 của khách sạn bị thiêu rụi.
Tháng 4.2017, Wiley Day, 32 tuổi, ở Huntsville, bang Alabama, Mỹ, thấy rất may mắn vì vẫn còn sống khi bị điện giật bỏng nặng. Day thường sạc qua đêm chiếc iPhone bằng một sợi dây dẫn kéo dài và đặt ĐT trên giường. Sáng hôm đó khi thức giấc, vô tình sợi dây chuyền đeo trên cổ chạm zắc cắm (kim loại) vào máy, điện giật làm anh ngã xuống sàn, mắt nhòe đi, có cảm giác đang nhìn qua một lỗ thủng, rồi chỉ thấy màu trắng và đen. Một mảng da, thịt lớn ở cổ bị tróc, tay có vết bỏng vì bị đốt cháy khi cố gỡ bỏ dây chuyền nóng ra khỏi cổ; BV chẩn đoán bỏng độ 2, 3.
Tháng 1.2018, anh H.V.T, 22 tuổi, ở huyện Mang Yang, Gia Lai, xem phim trên ĐT, ĐT nổ, làm nát đầu ngón giữa và gãy xương ngón trỏ tay phải. BV Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai phải tháo khớp làm mỏm cụt ngón giữa, mổ kết hợp xương ngón trỏ. Các BS cho biết, tên chiếc ĐT này là một thương hiệu lớn nhưng không rõ hàng chính hãng hay nhái.
Tháng 2, cậu bé Meng Jisu, ở Quảng Tây, Trung Quốc, phải qua phẫu thuật hơn 5 giờ, các BS kiên nhẫn gắp từng miếng nhựa nhỏ của điện thoại ghim sâu vào mặt cậu. Đau buồn hơn, em mất mắt trái và cụt gần hết ngón trỏ tay phải. Người thân đã mang ngón tay đứt rời tới BV nhưng nó đã hoại tử do nổ nên không thể nối lại. Chiếc ĐT gây họa cho cậu tên Hua Tang VT-V59, hàng nội địa Trung Quốc, đã sử dụng hơn 2 năm và nổ lúc đang sạc!
Tháng 3, cô gái ở bang Odisha, Ấn Độ tử vong do ĐT phát nổ khi vừa sạc vừa nghe. Tháng 2, nhiều hàng xóm nhà em V.N.Đ, SN 2004, ở xã Châu Thôn, Quế Phong, Nghệ An, nghe một tiếng nổ lớn rồi tiếng kêu thét nên chạy sang. Thấy mặt và thân mình Đ có nhiều vết thương chảy máu, do mảnh vỡ ĐT nổ găm vào.
Tháng 6, ông Nazrin Hassan, 45 tuổi, người đứng đầu công ty đầu tư mạo hiểm, Cradle Fund Sdn Bhd, ở Malaysia, đã thiệt mạng do chiếc ĐT đang sạc bên cạnh phát nổ khi đang ngủ. Nệm giường cùng các đồ đạc trong phòng ngủ bắt lửa cháy lớn làm cảnh sát nghi ngờ ông chết do ngạt khí độc. Tuy nhiên giám định pháp y xác định ông chết vì những vết thương do mảnh nổ.
Muốn không trả giá bằng mạng sống hoặc tàn phế cần bỏ ngay thói quen dùng ĐT đang sạc và để ĐT đang sạc gần người; luôn kiểm tra cục dây sạc để phát hiện chỗ hở; không để đồ sạc lung tung; dùng sạc chính hãng; chú ý vật dụng kim loại ở gần ĐT hay cục sạc; thấy ĐT quá nóng phải ngừng sạc (khoảng 800C pin sẽ nổ); nên thay pin khi dùng 3 năm. Nghiên cứu mới đây ở Anh cho thấy, chỉ 3/400 thiết bị sạc Apple sản xuất từ nước thứ 3 (được kiểm định) đạt tiêu chuẩn an toàn!