iPhone X sử dụng hai thành phần để thu thập dữ liệu Face ID, trong đó bao gồm một nguồn phát chiếu 30.000 chùm tia hồng ngoại lên khuôn mặt. Bộ phận thứ 2 có nhiệm vụ thu thập lại các tia phản xạ để vẽ nên bản đồ 3D khuôn mặt người dùng. Đây chính là điểm khác biệt của Face ID so với các công nghệ nhận diện vốn chỉ so sánh ảnh chụp thông thường.
Cảm biến trên iPhone X bắn ra tới 30.000 tia hồng ngoại để lập bản đồ khuôn mặt người sử dụng. |
Thành phần cấu tạo camera TrueDepth của Apple. |
Thời gian gần đây, một vài nhà sản xuất đã công bố những công nghệ nhận diện khuôn mặt tự phát triển với nguyên lý hệt như Face ID của iPhone X.
Đầu tiên chính là mẫu điện thoại Mi 8 của Xiaomi. Thiết bị này còn có khả năng nhận diện dấu vân tay dưới màn hình như một hình thức sinh trắc học bổ sung.
Không chỉ vậy, Xiaomi cũng đang tạo các nhân vật emoji hệt như tính năng animoji của Apple. Đây cũng là tính năng được phát triển nhờ khả năng của camera TrueDepth.
Công nghệ Face Scan được phát triển bởi Oppo cũng có cấu tạo y hệt Face ID trên iPhone X. |
Bên cạnh Xiaomi, Oppo cũng cho thấy mình không hề kém cạnh khi ra mắt công nghệ tương tự trên Oppo Find X. Đây là mẫu smartphone kỷ niệm 10 năm ngày ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên của nhà sản xuất này.
Khi đi sâu hơn vào chi tiết công nghệ của Xiaomi hay Oppo, khá bất ngờ khi chúng có nét tương đồng lớn với camera TrueDepth của Táo khuyết.
Các nhân vật hoạt hình do các hãng điện thoại Trung Quốc phát triển cũng giống với tính năng Animoji trên chiếc điện thoại của Apple. |
Oppo nói rằng cảm biến phía trước Find X có thể bắn chùm 15.000 tia hồng ngoại để vẽ biểu đồ khuôn mặt người dùng. Tuy vậy, số điểm nhận biết của Find X chỉ bằng phân nửa so với iPhone X.
Điều này cũng khẳng định khả năng bảo mật của mẫu điện thoại Oppo kém hơn so với Apple. Do camera giấu bên trong máy bằng cơ cấu trượt, phải mất 0.5 giây để Find X nhận biết được khuôn mặt của người sử dụng.
Tuấn Nghĩa(Theo Phonearena)