Người dùng đang mong chờ những động thái cải thiện của Facebook sau bê bối Cambridge Anatalyca. Thế nhưng, Mark Zuckerberg và bộ sậu của mình dường như lại không nghĩ như vậy.
Kể từ ngày 25/5 này, quy định mới về bảo vệ dữ liệu người dùng (GDPR) sẽ bắt đầu có hiệu lực. Bộ luật mới sẽ ngăn việc sử dụng dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý rõ ràng. Nếu không tuân thủ, các doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu phạt tới 4% doanh thu từ dịch vụ của họ.
Tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi tuần trước, Mark Zuckerberg từng đưa ra cam kết sẽ tuân thủ các quy tắc của GDPR không chỉ ở châu Âu mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Mặc dù vậy, Facebook vừa có động thái khiến nhiều người bất ngờ khi chuyển văn phòng của bộ phận giám sát người dùng Facebooke bên ngoài Mỹ, Canada và EU. Trước đó, cơ quan này được đặt tại trụ sở quốc tế ở Ireland. Tuy nhiên Mark Zuckerberg đã quyết định chuyển cơ quan này về tổng hành dinh Facebook ở California (Mỹ). Điều này làm thay đổi tình trạng pháp lý của 1,5 tỷ người dùng Facebook, những người sẽ được bảo vệ bởi luật pháp Mỹ thay vì EU.
Facebook cho rằng sự thay đổi này không có nhiều ý nghĩa, tuy nhiên các chuyên gia thì lại không nghĩ như vậy. “Di chuyển nơi quản lý của 1,5 tỷ con người không đơn giản như việc cắt dán”, nhà nghiên cứu Lukask Olejnik chia sẻ.
Lukask Olejnik nói thêm rằng, người dùng Facebook sẽ mất đi một số quyền riêng tư hiện tại. Điều này là bởi các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu ở Mỹ dễ dãi hơn nhiều so với Châu Âu. Facebook cho rằng việc thay đổi này nhằm tránh né một quy định ở EU sau khi GDPR được triển khai.
GPDR yêu cầu các thông báo bảo mật phải được đăng tải bằng một số ngôn nhữ nhất định, quy định này không có tại các tiểu bang Hoa Kỳ. Giải thích này của Facebook đã vô tình thừa nhận việc đổi văn phòng nhằm để lách khỏi sự kiểm soát của luật pháp Châu Âu. Trước Facebook, Linked là công ty từng có động thái tương tự.
Tuấn Nghĩa(Theo Phonearena)
Kể từ ngày 25/5 này, quy định mới về bảo vệ dữ liệu người dùng (GDPR) sẽ bắt đầu có hiệu lực. Bộ luật mới sẽ ngăn việc sử dụng dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý rõ ràng. Nếu không tuân thủ, các doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu phạt tới 4% doanh thu từ dịch vụ của họ.
Tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi tuần trước, Mark Zuckerberg từng đưa ra cam kết sẽ tuân thủ các quy tắc của GDPR không chỉ ở châu Âu mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Mặc dù vậy, Facebook vừa có động thái khiến nhiều người bất ngờ khi chuyển văn phòng của bộ phận giám sát người dùng Facebooke bên ngoài Mỹ, Canada và EU. Trước đó, cơ quan này được đặt tại trụ sở quốc tế ở Ireland. Tuy nhiên Mark Zuckerberg đã quyết định chuyển cơ quan này về tổng hành dinh Facebook ở California (Mỹ). Điều này làm thay đổi tình trạng pháp lý của 1,5 tỷ người dùng Facebook, những người sẽ được bảo vệ bởi luật pháp Mỹ thay vì EU.
Facebook cho rằng sự thay đổi này không có nhiều ý nghĩa, tuy nhiên các chuyên gia thì lại không nghĩ như vậy. “Di chuyển nơi quản lý của 1,5 tỷ con người không đơn giản như việc cắt dán”, nhà nghiên cứu Lukask Olejnik chia sẻ.
Lukask Olejnik nói thêm rằng, người dùng Facebook sẽ mất đi một số quyền riêng tư hiện tại. Điều này là bởi các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu ở Mỹ dễ dãi hơn nhiều so với Châu Âu. Facebook cho rằng việc thay đổi này nhằm tránh né một quy định ở EU sau khi GDPR được triển khai.
GPDR yêu cầu các thông báo bảo mật phải được đăng tải bằng một số ngôn nhữ nhất định, quy định này không có tại các tiểu bang Hoa Kỳ. Giải thích này của Facebook đã vô tình thừa nhận việc đổi văn phòng nhằm để lách khỏi sự kiểm soát của luật pháp Châu Âu. Trước Facebook, Linked là công ty từng có động thái tương tự.
Tuấn Nghĩa(Theo Phonearena)