Theo trang công nghệ Techcrunch, Giám đốc sản phẩm của Facebook David Baser đã viết, “Twitter, Pinterest và LinkedIn đều có nút Thích và Bình luận để giúp mọi người chia sẻ mọi thứ trên dịch vụ của họ. Google có một dịch vụ phân tích thống kê phổ biến (chính là Google Analytics). Và Amazon, Google và Twitter đều đưa ra tính năng đăng nhập. Các công ty này và rất nhiều công ty khác nữa đều cung cấp các dịch vụ quảng cáo. Thực tế, hầu hết các trang web và ứng dụng cùng gửi một kiểu thông tin đến rất nhiều các công ty khác mỗi lần bạn truy cập.”
Khi giải thích về cách Facebook nhận cookies, địa chỉ IP, và thông tin của trình duyệt khi người dùng truy cập các trang khác, David Baser nói rằng, “khi bạn nhìn thấy một video Youtube trên một trang mà không phải Youtube, trang đó sẽ bảo trình duyệt của bản yêu cầu video đó từ Youtube. Youtube sau đó sẽ gửi video cho bạn.”
Có vẻ như Facebook đang tỏ ra chán chường khi là người duy nhất bị “chỉ điểm”. Trong bài viết, họ thêm từ “cũng” vào khi nói về tình trạng thu thập dữ liệu mờ ám của các công ty khác nhằm khẳng định với người đọc rằng đây là chuyện không mấy xa lạ, nhưng có lẽ từ “cũng” ấy vẫn là hơi nhẹ.
Bài đăng cũng không trả lời được một trong những câu hỏi lớn nhất trong cuộc lấy lời khai của CEO Facebook trước Quốc hội vào tuần trước, khi Đại diện Quốc hội Ben Lujan hỏi CEO Mark Zuckerberg về việc Facebook có xây dựng những bộ “tài liệu đen” chứa dữ liệu của những cá nhân không phải người sử dụng Facebook cho mục tiêu quảng cáo hay không?
Bài đăng blog hôm nay chỉ ghi chú rằng: “Khi bạn truy cập trang web hoặc ứng dụng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi vẫn nhận được dữ liệu của bạn ngay cả khi bạn đã đăng xuất hoặc không có tài khoản Facebook. Điều này là do các ứng dụng và trang web khác không biết ai đang sử dụng Facebook. Nhiều công ty cung cấp các loại dịch vụ này, và như Facebook, họ cũng nhận được thông tin từ các ứng dụng và trang web sử dụng chúng.”
Facebook có rất nhiều câu hỏi để trả lời về sự việc này, kể từ khi khi sự kiểm soát bảo mật và dữ liệu của nó chỉ có những người dùng đang sử dụng mạng xã hội này mới thể có truy cập được.
Tiêu chuẩn kép trong bảo mật dữ liệu.
Mặc dù Facebook nói như vậy, các công ty khác vẫn đã thoát khỏi một cách nhẹ nhàng. Dù là Apple và Google không còn được điều hành bởi người sáng lập của chúng nữa, hoặc chúng ta cũng đủ nhận thức để thấy iOS và Android như một nền tảng nằm và nó không có trách nhiệm gì với các hành vi của ứng dụng thứ 3 từ các nhà phát triển, các nhà giám sát vẫn chỉ chăm chăm vào vụ việc của Zuckerberg và Facebook.
Bê bối Cambridge Analytica làm nổi lên việc Facebook không thể thi hành các chính sách cấm các nhà phát triển ứng dụng chia sẻ hay bán dữ liệu mà họ thu được từ người sử dụng Facebook. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Apple và Google có làm việc tốt hơn ở việc giữ đúng chính sách hay không. Và trong khi Facebook cho phép người dùng đưa tên và sở thích của bạn bè cho Giáo sư Aleksandr Kogan – người đã bán số dữ liệu này cho Cambridge Analytica, thì các ứng dụng Android và iOS vẫn liên tục hỏi bạn có phép chúng truy cập tới danh bạ và danh sách bạn bè của bạn được không, và chúng ta vẫn không quan ngại gì về điều đó.
Duy Nguyễn
Khi giải thích về cách Facebook nhận cookies, địa chỉ IP, và thông tin của trình duyệt khi người dùng truy cập các trang khác, David Baser nói rằng, “khi bạn nhìn thấy một video Youtube trên một trang mà không phải Youtube, trang đó sẽ bảo trình duyệt của bản yêu cầu video đó từ Youtube. Youtube sau đó sẽ gửi video cho bạn.”
Có vẻ như Facebook đang tỏ ra chán chường khi là người duy nhất bị “chỉ điểm”. Trong bài viết, họ thêm từ “cũng” vào khi nói về tình trạng thu thập dữ liệu mờ ám của các công ty khác nhằm khẳng định với người đọc rằng đây là chuyện không mấy xa lạ, nhưng có lẽ từ “cũng” ấy vẫn là hơi nhẹ.
Bài đăng cũng không trả lời được một trong những câu hỏi lớn nhất trong cuộc lấy lời khai của CEO Facebook trước Quốc hội vào tuần trước, khi Đại diện Quốc hội Ben Lujan hỏi CEO Mark Zuckerberg về việc Facebook có xây dựng những bộ “tài liệu đen” chứa dữ liệu của những cá nhân không phải người sử dụng Facebook cho mục tiêu quảng cáo hay không?
Bài đăng blog hôm nay chỉ ghi chú rằng: “Khi bạn truy cập trang web hoặc ứng dụng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi vẫn nhận được dữ liệu của bạn ngay cả khi bạn đã đăng xuất hoặc không có tài khoản Facebook. Điều này là do các ứng dụng và trang web khác không biết ai đang sử dụng Facebook. Nhiều công ty cung cấp các loại dịch vụ này, và như Facebook, họ cũng nhận được thông tin từ các ứng dụng và trang web sử dụng chúng.”
Facebook có rất nhiều câu hỏi để trả lời về sự việc này, kể từ khi khi sự kiểm soát bảo mật và dữ liệu của nó chỉ có những người dùng đang sử dụng mạng xã hội này mới thể có truy cập được.
Tiêu chuẩn kép trong bảo mật dữ liệu.
Mặc dù Facebook nói như vậy, các công ty khác vẫn đã thoát khỏi một cách nhẹ nhàng. Dù là Apple và Google không còn được điều hành bởi người sáng lập của chúng nữa, hoặc chúng ta cũng đủ nhận thức để thấy iOS và Android như một nền tảng nằm và nó không có trách nhiệm gì với các hành vi của ứng dụng thứ 3 từ các nhà phát triển, các nhà giám sát vẫn chỉ chăm chăm vào vụ việc của Zuckerberg và Facebook.
Bê bối Cambridge Analytica làm nổi lên việc Facebook không thể thi hành các chính sách cấm các nhà phát triển ứng dụng chia sẻ hay bán dữ liệu mà họ thu được từ người sử dụng Facebook. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Apple và Google có làm việc tốt hơn ở việc giữ đúng chính sách hay không. Và trong khi Facebook cho phép người dùng đưa tên và sở thích của bạn bè cho Giáo sư Aleksandr Kogan – người đã bán số dữ liệu này cho Cambridge Analytica, thì các ứng dụng Android và iOS vẫn liên tục hỏi bạn có phép chúng truy cập tới danh bạ và danh sách bạn bè của bạn được không, và chúng ta vẫn không quan ngại gì về điều đó.
Duy Nguyễn