Các đặc tính điện từ đáng chú ý của Đại kim tự tháp Giza có thể sẽ truyền cảm hứng cho các thiết kế hạt nano dùng trong cảm biến và pin mặt trời hiệu năng cao.
Theo Guardian, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng kim tự tháp nổi tiếng cao gần 147 mét này có thể tập trung năng lượng điện và từ trong các buồng cũng như dưới đáy của nó, tạo ra các túi năng lượng cao hơn.
Nghiên cứu mới này là một trong những nỗ lực nhằm tìm ra những tính chất vật lý bên cạnh rất nhiều huyền thoại từ trước tới nay về kim tự tháp này.
Đại kim tự tháp Giza. (Ảnh: Flipboard)
Tiến sĩ Andrey Evlyukhin, giám sát khoa học và điều phối viên của nghiên cứu cho biết: “Kim tự tháp Ai Cập luôn thu hút sự chú ý lớn. Chúng tôi cũng như các nhà khoa học khác cũng quan tâm đến chúng, vì vậy tất cả quyết định xem xét Đại kim tự tháp như một thành phần phát tán sóng vô tuyến.”
Các nhà nghiên cứu từ Đại học ITMO đã mô hình hóa sự phân bố của các trường điện từ bên trong kim tự tháp, phân tích tương tác với các sóng có chiều dài cộng hưởng dao động từ 200 đến 600 mét. Tuy nhiên, do thiếu thông tin đáng tin cậy về các thuộc tính của kim tự tháp, nhóm nghiên cứu cho biết họ phải tùy biến theo một số yếu tố.
Evlyukhin nói: “Chúng tôi đã phải sử dụng một số giả thuyết, ví dụ như giả thuyết về việc không có lỗ hổng không xác định bên trong và vật liệu xây dựng có các tính chất của đá vôi thông thường được phân bố đều cả trong và ngoài của kim tự tháp. Với những giả thuyết này, chúng tôi thu được những kết quả thú vị mà có thể từ đó tìm thấy các ứng dụng thực tế quan trọng.”
Một phân tích đa cực cho thấy kim tự tháp tập trung năng lượng điện từ trong các buồng ẩn của nó, bao gồm cả căn phòng được cho là chứa đựng những tàn tích của Pharaoh Khufu cùng với một căn phòng thứ ba chưa hoàn thành bên dưới căn cứ.
Một phân tích đa cực cho thấy kim tự tháp tập trung năng lượng điện từ trong các buồng ẩn của nó. Phân bố cường độ điện (a) – (e) và từ (f) – (j) trong Kim tự tháp và chất nền hỗ trợ của nó được hiển thị ở trên. (Ảnh: WT News)
Khi xem xét các kim tự tháp trên một chất nền – chẳng hạn như cao nguyên đá vôi – các nhà nghiên cứu cho biết nó tập trung năng lượng thông qua các không gian trống đến bề mặt.
Các nhà nghiên cứu giải thích trong một bài báo về nghiên cứu: “Trong trường hợp Đại kim tự tháp đặt trên chất nền, ở bước sóng ngắn hơn, năng lượng điện từ tích tụ trong các buồng cung cấp cực đại cho điện trường và từ trường. Điều này chỉ ra rằng về cơ bản Đại kim tự tháp phân tán các sóng điện từ và tập trung chúng vào vùng chất nền”.
Một phân tích đa cực cho thấy kim tự tháp tập trung năng lượng điện từ trong các buồng ẩn của nó. Phân phối cường độ trường điện (hàng trên) và từ (hàng dưới) trong không gian tự do được hiển thị. (Ảnh: Mystery Planet)
Theo nhà nghiên cứu, cách năng lượng điện từ phân phối trong kim tự tháp có thể tạo ra các thiết kế hạt nano hiệu quả. Polina Kapitainova, một thành viên của Khoa Vật lý và Công nghệ của Đại học ITMO chia sẻ: “Lựa chọn vật liệu có tính chất điện từ thích hợp, chúng tôi có thể thu được các hạt nano kim tự tháp có thể ứng dụng thực tế trong các máy nano và các pin mặt trời một cách hiệu quả.”
Video:
Theo Guardian, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng kim tự tháp nổi tiếng cao gần 147 mét này có thể tập trung năng lượng điện và từ trong các buồng cũng như dưới đáy của nó, tạo ra các túi năng lượng cao hơn.
Nghiên cứu mới này là một trong những nỗ lực nhằm tìm ra những tính chất vật lý bên cạnh rất nhiều huyền thoại từ trước tới nay về kim tự tháp này.
Đại kim tự tháp Giza. (Ảnh: Flipboard)
Tiến sĩ Andrey Evlyukhin, giám sát khoa học và điều phối viên của nghiên cứu cho biết: “Kim tự tháp Ai Cập luôn thu hút sự chú ý lớn. Chúng tôi cũng như các nhà khoa học khác cũng quan tâm đến chúng, vì vậy tất cả quyết định xem xét Đại kim tự tháp như một thành phần phát tán sóng vô tuyến.”
Các nhà nghiên cứu từ Đại học ITMO đã mô hình hóa sự phân bố của các trường điện từ bên trong kim tự tháp, phân tích tương tác với các sóng có chiều dài cộng hưởng dao động từ 200 đến 600 mét. Tuy nhiên, do thiếu thông tin đáng tin cậy về các thuộc tính của kim tự tháp, nhóm nghiên cứu cho biết họ phải tùy biến theo một số yếu tố.
Evlyukhin nói: “Chúng tôi đã phải sử dụng một số giả thuyết, ví dụ như giả thuyết về việc không có lỗ hổng không xác định bên trong và vật liệu xây dựng có các tính chất của đá vôi thông thường được phân bố đều cả trong và ngoài của kim tự tháp. Với những giả thuyết này, chúng tôi thu được những kết quả thú vị mà có thể từ đó tìm thấy các ứng dụng thực tế quan trọng.”
Một phân tích đa cực cho thấy kim tự tháp tập trung năng lượng điện từ trong các buồng ẩn của nó, bao gồm cả căn phòng được cho là chứa đựng những tàn tích của Pharaoh Khufu cùng với một căn phòng thứ ba chưa hoàn thành bên dưới căn cứ.
Một phân tích đa cực cho thấy kim tự tháp tập trung năng lượng điện từ trong các buồng ẩn của nó. Phân bố cường độ điện (a) – (e) và từ (f) – (j) trong Kim tự tháp và chất nền hỗ trợ của nó được hiển thị ở trên. (Ảnh: WT News)
Khi xem xét các kim tự tháp trên một chất nền – chẳng hạn như cao nguyên đá vôi – các nhà nghiên cứu cho biết nó tập trung năng lượng thông qua các không gian trống đến bề mặt.
Các nhà nghiên cứu giải thích trong một bài báo về nghiên cứu: “Trong trường hợp Đại kim tự tháp đặt trên chất nền, ở bước sóng ngắn hơn, năng lượng điện từ tích tụ trong các buồng cung cấp cực đại cho điện trường và từ trường. Điều này chỉ ra rằng về cơ bản Đại kim tự tháp phân tán các sóng điện từ và tập trung chúng vào vùng chất nền”.
Một phân tích đa cực cho thấy kim tự tháp tập trung năng lượng điện từ trong các buồng ẩn của nó. Phân phối cường độ trường điện (hàng trên) và từ (hàng dưới) trong không gian tự do được hiển thị. (Ảnh: Mystery Planet)
Theo nhà nghiên cứu, cách năng lượng điện từ phân phối trong kim tự tháp có thể tạo ra các thiết kế hạt nano hiệu quả. Polina Kapitainova, một thành viên của Khoa Vật lý và Công nghệ của Đại học ITMO chia sẻ: “Lựa chọn vật liệu có tính chất điện từ thích hợp, chúng tôi có thể thu được các hạt nano kim tự tháp có thể ứng dụng thực tế trong các máy nano và các pin mặt trời một cách hiệu quả.”
Video:
Nhật Quang