http://www.tinmoi24.vn/kham-pha-thanh-tri-san-xuat-mot-nua-luong-iphone-toan-cau-phan-1/news-3-6-602357fb5b81b2d396ed0d1df7c92299
Công nghệ
24h
Công viên Khoa học Foxconn Trịnh Châu nằm cách trung tâm Trịnh Châu hơn 32km và được cư dân ở đây đặt cho cái tên Thành phố iPhone.
Trong hình là khung cảnh Công viên Khoa học Foxconn Trịnh Châu lúc 1 giờ chiều, vừa lúc công nhân nghỉ ăn trưa. Nhà máy này có 350.000 công nhân trong tổng số 1,3 triệu công nhân của Foxconn tại Trung Quốc. Foxconn hiện là công ty tư nhân lớn nhất tại Trung Quốc.
Có chiều dài hơn 3,5 km, công viên là nơi có cây cối mọc khắp nơi, cảnh sát và bảo vệ đứng ở mọi góc đường, và công nhân thì tránh nắng dưới các bóng râm vào giờ giải lao. Điều này khác biệt so với cách đây 1 thập kỷ,, khu vực này chỉ có bụi đất cằn cỗi cùng các cánh đồng ngô và lúa mì.
Trong năm 2010, chính phủ đã mua lại khu đất này và xây nên nhà máy ngay trong năm, với sự hỗ trợ 600 USD từ chính quyền tỉnh. Nó được xây dựng gần như độc quyền để phục vụ nhu cầu sản xuất iPhone của Apple.
Hiện tại Foxconn cũng nhận được hàng tấn hỗ trợ, ưu đãi thuế và trợ cấp để giữ hoạt động sản xuất tại Trịnh Châu đến từ chính phủ. Thậm chí chính quyền địa phương còn mở đường mới cho nhà máy, xây dựng các nhà máy điện, giúp trang trải chi phí năng lượng và vận chuyển, cũng như trả tiền thưởng cho nhà máy để đáp ứng các mục tiêu xuất khẩu. Trong hai năm đầu tiên sản xuất, Foxconn đã nhận được những khoản tiền thưởng tổng cộng lên đến 56 triệu USD, tờ New York Times đưa tin vào năm 2016.
Hầu hết công nhân ở nhà máy có độ tuổi từ 18 đến 25, được chia đều cho cả nam và nữ. Phần lớn công nhân đến từ Trịnh Châu hoặc các làng xung quanh Hà Nam – tỉnh có 94 triệu dân và là một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc. Ngoài ra còn có thực tập sinh có tuổi trẻ hơn, chỉ 16.
Khung cảnh bên ngoài cổng nhà máy là một khu cửa hàng xập xệ được dựng lên tạm thời để phục vụ những công nhân không muốn ăn tại căng-tin trong khuôn viên. Rất nhiều chủ nhà hàng tại đây là những cựu công nhân Foxconn hoặc đến từ các làng gần đó.
Hình ảnh trong những chiều tháng 5 nóng nực đầy bụi bặm, vốn là thời điểm gần cuối mùa thấp điểm của nhà máy. Chỉ đến cuối tháng 6 thì nhà máy này mới tăng cường sản xuất để phục vụ hoạt động sản xuất loạt iPhone mới, cũng là lúc công nhân đông nhất.
Bên trong của một trong những nhà hàng lớn nhất phục vụ công nhân từ khi nhà máy hoạt động vào năm 2010. Ở đây không có món ăn đặc biệt mà chỉ là những thứ giá rẻ nhằm giúp công nhân no bụng.
Các nhà hàng mở cửa khá sớm vào buổi sáng để nấu điểm tâm cho các công nhân ca ngày. Khoảng 1 giờ chiều, họ dọn dẹp và ngủ vài tiếng trước khi mở cửa trở lại vào lúc 7 giờ tối để ăn tối và phục vụ công nhân ca đêm. Họ sẽ mở cửa cho tới khi công nhân ca đêm ăn giữa buổi lúc 1 giờ sáng, sau đó lại đi ngủ vào khoảng 3 giờ sáng sau khi đã dọn dẹp nhà hàng.
Theo các tin đồn thì chính phủ Trung Quốc có kế hoạch biến các làng xung quanh nhà máy thành các khu vườn. Thậm chí một sân bay mới đã được lên kế hoạch xây dựng ngay cạnh nhà máy.
Nhiều người làm việc tại các nhà máy xa quê nhà hơn chỉ có thể về thăm gia đình hai lần mỗi năm, vào dịp Tết Âm lịch và Quốc khánh.
Những người làm trong dây chuyền sản xuất thường mặc áo xanh và đỏ. Những công nhân này có mức lương khởi điểm khoảng 300 USD mỗi tháng. Nhiều công nhân có thể được tăng lương lên 676 USD/tháng nếu họ làm quá giờ 60 tiếng mỗi tuần. Luật Trung Quốc giới hạn chỉ cho làm quá giờ 36 tiếng/tháng, nhưng nhiều báo cáo cho biết công nhân có thể làm vượt hơn rất nhiều trong các giai đoạn sản xuất cao điểm.
Tổ chức phi lợi nhuận Sinh viên và Học giả chống bóc lột trong doanh nghiệp ước tính lương đủ sống của các công nhân iPhone phải là 650 USD/tháng, có nghĩa là các công nhân sẽ phải làm quá giờ rất nhiều mới đạt được con số này.
Các công nhân tràn ra khỏi cổng vào lúc 5 giờ chiều – thời điểm ca ngày kết thúc. Do là mùa thấp điểm nên vẫn họ không phải làm quá giờ nhiều. Và đây là thời điểm nhiều công nhân bắt đầu đi mua sắm.
Các công nhân có thể ghé các tiệm ven đường để mua tất chân, ốp điện thoại, quần áo…, còn các công ty điện thoại di động và ngân hàng thì phục vụ công nhân vừa tan ca.
Còn tiếp…
Theo Kiến Tường (Theo Business Insider) (Dân Việt)