Có thể nói rằng, khi nhắc đến smartphone Android, một trong những tên tuổi đầu tiên được tín đồ của chú robot xanh nghĩ tới sẽ là Galaxy Note. Cho dù Note vẫn phải chia sẻ ít nhiều sự chú ý với người anh em Galaxy S, vai trò của thương hiệu này vẫn vô cùng quan trọng: nếu không có Galaxy Note, thế giới smartphone vẫn chưa bước chân vào kỷ nguyên kích cỡ lớn và vẫn chưa có trải nghiệm stylus ở mức chấp nhận được.
Tiêu đề là Note10, ai cũng tưởng là Galaxy Note10, nhưng thực ra là Honor Note 10…
Cả 2 thế mạnh này đều góp phần làm nên ý nghĩa của thương hiệu Note. Dòng phablet tiền khởi của Samsung có kích cỡ tiến gần đến những cuốn sổ và cũng có trải nghiệm dùng bút vô cùng tiện lợi. Qua nhiều năm, bút S Pen không chỉ dùng để viết vẽ mà còn để bôi đen, để dịch, để tạo ảnh động v…v… Với Note9 sắp ra mắt, S Pen được dự đoán còn có khả năng “bấm cò” chụp ảnh hay điều khiển slide trình diễn.
Ý nghĩa của tên gọi Note: “ghi chú”.
Đáng tiếc rằng các hãng khác cũng đang học theo tên gọi “Note” của Samsung. Xiaomi Redmi Note 5, Meizu M6 Note, Lenovo K8 Note, Coolpad Note 6… và chiếc Honor Note 10 mới được Huawei ra mắt là một vài trong số những chiếc “Note” đang có mặt trên thị trường hiện nay.
Điểm chung duy nhất
Điểm chung của những chiếc smartphone này? Chúng không hề đi kèm bút stylus! Dù mang tên gọi “Note”, chúng không có bất kỳ tính năng ghi chép/quản lý tiện lợi nào cả.
Bù lại, tất cả đều có màn hình lớn. Làm gì có cách nào để khoe điện thoại màn hình lớn hơn là copy chính tên gọi từ dòng điện thoại đã khởi đầu tất cả? Ngay cả khi không có stylus, không có màn hình cảm biến lực và không có hiệu năng đầu bảng, các hãng Trung Quốc vẫn muốn gợi nhắc đến Samsung.
Điểm chung của những chiếc “Note”: Nhái tên của Samsung mà không nhái nổi tính năng.
Tên gọi “Note” vì thế mà trở thành tên gọi mâu thuẫn nhất của lịch sử. Rất nhiều nhà sản xuất cùng gọi điện thoại của mình là “cuốn sổ” khi chỉ có một tên tuổi duy nhất chịu tìm cách cho smartphone có thể thay thế một cuốn sổ thực thụ.
Thậm chí, Xiaomi còn có các sản phẩm mang tên gọi “Note Pro”. Vừa Note vừa Pro, chiếc Redmi Note 5 Pro không có stylus, không có vi xử lý mạnh mẽ, không có USB-C và thậm chí còn chạy Android Nougat. Chiếc điện thoại của Xiaomi chẳng có chút liên quan gì với một từ nào trong tên gọi của mình.
Có thể nói rằng Xiaomi (và các hãng khác) dùng từ Note theo kiểu “nhái”, để thu hút sự chú ý của người dùng hạn hẹp kinh phí và/hoặc thiếu hiểu biết công nghệ mà thôi. Bởi những hãng có đẳng cấp riêng sẽ không làm vậy: khi nghiên cứu stylus (và nay đã từ bỏ), Sony cũng chẳng thèm dùng đến từ “Note” để tránh gợi nhắc tới Samsung.
“Note Pro”: Chẳng có tính năng ghi chú, cũng chẳng có hiệu năng “pro”.
May mắn cho các hãng Android Trung Quốc là “Note” không phải từ của riêng Samsung. Gã khổng lồ Hàn Quốc dường như cũng không thèm để ý đến chuyện copy này. Thay vào đó, Samsung đang tập trung cho Thượng Đế của mình: với chiếc Note9 ra mắt vào tuần này, Samsung sẽ một lần nữa “dạy” cho các đối thủ thế nào mới là “Note” thực thụ.
Pixel 3 là minh chứng cho thấy nỗ lực muốn copy Apple cũng không thành của Google
Tiêu đề là Note10, ai cũng tưởng là Galaxy Note10, nhưng thực ra là Honor Note 10…
Cả 2 thế mạnh này đều góp phần làm nên ý nghĩa của thương hiệu Note. Dòng phablet tiền khởi của Samsung có kích cỡ tiến gần đến những cuốn sổ và cũng có trải nghiệm dùng bút vô cùng tiện lợi. Qua nhiều năm, bút S Pen không chỉ dùng để viết vẽ mà còn để bôi đen, để dịch, để tạo ảnh động v…v… Với Note9 sắp ra mắt, S Pen được dự đoán còn có khả năng “bấm cò” chụp ảnh hay điều khiển slide trình diễn.
Ý nghĩa của tên gọi Note: “ghi chú”.
Đáng tiếc rằng các hãng khác cũng đang học theo tên gọi “Note” của Samsung. Xiaomi Redmi Note 5, Meizu M6 Note, Lenovo K8 Note, Coolpad Note 6… và chiếc Honor Note 10 mới được Huawei ra mắt là một vài trong số những chiếc “Note” đang có mặt trên thị trường hiện nay.
Điểm chung duy nhất
Điểm chung của những chiếc smartphone này? Chúng không hề đi kèm bút stylus! Dù mang tên gọi “Note”, chúng không có bất kỳ tính năng ghi chép/quản lý tiện lợi nào cả.
Bù lại, tất cả đều có màn hình lớn. Làm gì có cách nào để khoe điện thoại màn hình lớn hơn là copy chính tên gọi từ dòng điện thoại đã khởi đầu tất cả? Ngay cả khi không có stylus, không có màn hình cảm biến lực và không có hiệu năng đầu bảng, các hãng Trung Quốc vẫn muốn gợi nhắc đến Samsung.
Điểm chung của những chiếc “Note”: Nhái tên của Samsung mà không nhái nổi tính năng.
Tên gọi “Note” vì thế mà trở thành tên gọi mâu thuẫn nhất của lịch sử. Rất nhiều nhà sản xuất cùng gọi điện thoại của mình là “cuốn sổ” khi chỉ có một tên tuổi duy nhất chịu tìm cách cho smartphone có thể thay thế một cuốn sổ thực thụ.
Thậm chí, Xiaomi còn có các sản phẩm mang tên gọi “Note Pro”. Vừa Note vừa Pro, chiếc Redmi Note 5 Pro không có stylus, không có vi xử lý mạnh mẽ, không có USB-C và thậm chí còn chạy Android Nougat. Chiếc điện thoại của Xiaomi chẳng có chút liên quan gì với một từ nào trong tên gọi của mình.
Có thể nói rằng Xiaomi (và các hãng khác) dùng từ Note theo kiểu “nhái”, để thu hút sự chú ý của người dùng hạn hẹp kinh phí và/hoặc thiếu hiểu biết công nghệ mà thôi. Bởi những hãng có đẳng cấp riêng sẽ không làm vậy: khi nghiên cứu stylus (và nay đã từ bỏ), Sony cũng chẳng thèm dùng đến từ “Note” để tránh gợi nhắc tới Samsung.
“Note Pro”: Chẳng có tính năng ghi chú, cũng chẳng có hiệu năng “pro”.
May mắn cho các hãng Android Trung Quốc là “Note” không phải từ của riêng Samsung. Gã khổng lồ Hàn Quốc dường như cũng không thèm để ý đến chuyện copy này. Thay vào đó, Samsung đang tập trung cho Thượng Đế của mình: với chiếc Note9 ra mắt vào tuần này, Samsung sẽ một lần nữa “dạy” cho các đối thủ thế nào mới là “Note” thực thụ.
Pixel 3 là minh chứng cho thấy nỗ lực muốn copy Apple cũng không thành của Google