Mới đây, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm JSK thuộc Đại học Tokyo đã phát triển thành công loại robot không khác gì rồng châu Á. Nó có khả năng bay lượn, uốn éo một cách linh hoạt trên không trung, phù hợp để chui vào những khe nứt mà con người khó lòng tiếp cận.Công nghệ mới này được gọi là DRAGON (Dual-rotor embedded multilink Robot with the Ability of multi-deGree-of-freedom aerial transformatiON).
DRAGON, được tạo thành từ 4 bộ phận chính, kết nối lại để tạo thành robot dài, linh hoạt như rắn, bay lượn được như rồng. Nhóm tác giả của nó gồm 6 nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo: Moju Zhao, Tomoki Anzai, Fan Shi, Xiangyu Chen, Kei Okada và Masayuki Inaba. DRAGON đã được giới thiệu và gây chú ý tại ICRA 2018 tại Brisbane, Australia vào tháng trước.
DRAGON, được tạo thành từ 4 bộ phận chính, kết nối lại để tạo thành robot dài, linh hoạt như rắn, bay lượn được như rồng. Nhóm tác giả của nó gồm 6 nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo: Moju Zhao, Tomoki Anzai, Fan Shi, Xiangyu Chen, Kei Okada và Masayuki Inaba. DRAGON đã được giới thiệu và gây chú ý tại ICRA 2018 tại Brisbane, Australia vào tháng trước.
Theo nhóm tác giả, vẻ đẹp và sự độc đáo của nó nằm ở thiết kế. Trong tương lai, nó có thể luồn lách vào những khe hẹp, tránh chướng ngại vật trên đường bay. Hiện tại, dù đã thực hiện được các chức năng ở mức “vỡ lòng”, DRAGON vẫn hơi chậm chạp.
Về thời lượng pin, phiên bản DRAGON này chỉ có thể bay trong 3 phút. Nó được vận hành bởi Intel Euclid (thiết bị điều khiển đóng vai trò như bộ não, có khả năng lưu trữ dữ liệu, nhận biết chiều sâu, cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ, khí áp kế..)
Ngoài việc có thể duỗi thẳng, cuộn tròn hay biến đổi thành nhiều hình dạng khác nhau, DRAGON cũng đang được phát triển như một loại cánh tay robot để vận chuyển hàng hóa.Theo IEEE Spectrum