Federico Cerva sở hữu một cửa hàng sửa chữa iPhone và iPad tại thành phố London. Nhưng công việc của anh khác hẳn với những gã thợ sửa điện thoại khác – thay vì giải quyết những vấn đề như thay pin hoặc màn hình, thì anh giải quyết những lỗi phức tạp hơn. Cùng vì tính chất công việc như vậy, mà đối tượng khách hàng chính của Cerva là các cửa hàng sửa điện thoại trên khắp châu Âu, khi họ gửi đến cho anh những thiết bị lỗi của Apple để phân tích và sửa chữa chúng.
Sáu tháng trở lại đây, Cerva nhận được một số lượng lớn những chiếc iPhone 7 và iPhone 7 Plus: trung bình khoảng 10 đến 15 chiếc mỗi tuần. Những chiếc iPhone này đều gặp chung một vấn đề: vị trí mạch nối với chip âm thanh bị lỏng ra. Vị trí này nằm gần khay sim trên bo mạch chủ.
Triệu chứng ban đầu của căn bệnh này bao gồm: icon Voice Memo bị xám đi, lúc gọi điện thoại thì không thể chuyển sang chế độ loa ngoài, hoặc tệ hơn là treo máy. Khi “căn bệnh” này trở nặng, điện thoại sẽ bị treo ở màn hình boot với logo táo cắn dở của Apple mỗi khi bật máy. Cerva gọi tên lỗi này là “loop disease”, giống như tên của lỗi “touch disease” ảnh hưởng đến hàng ngàn chiếc iPhone 6 và iPhone 6 Plus vào năm 2016.
“So với touch disease thì loop disease tệ hơn nhiều. Rất nhiều.” – Cerva chia sẻ.
Đáp lại về vấn đề này trong email, Apple cho biết hãng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân của lỗi này.
“Thời gian qua, chúng tôi đã nhận được một vài báo cáo về lỗi micro trên iPhone 7, và đang gấp rút tiến hành điều tra làm rõ về lỗi này. Còn ở thời điểm hiện tại, khách hàng nào gặp phải lỗi như vậy có thể mang máy tới AppleCare để được giúp đỡ” – phát ngôn viên của Apple cho hay.
Nhưng theo lời Jessa Jones, bà chủ của iPad Rehab, một công ty tại New York chuyên sửa chữa và đào tạo nhân viên sửa chữa thiết bị của Apple, thì lượng thiết bị mắc phải lỗi này rất nhiều, chứ không phải chỉ “một vài” như Apple đã công bố. Bà so sánh lỗi này giống như một “đại dịch” đã bùng phát trong khoảng 6 tháng vừa qua.
“Nếu phải so sánh, thì có lẽ loop disease sẽ giống như một căn bệnh của tuổi già. Lỗi này thường sẽ không xảy ra trên những chiếc điện thoại mới đâu. Ở thời điểm hiện tại, những chiếc iPhone 7 đã bước vào giai đoạn hết bảo hành, nhưng vẫn còn đủ mới để người dùng chưa muốn thay thế chúng đi. Chính những chiếc điện thoại này dễ mắc phải lỗi loop disease nhất.” – Jessa Jones cho biết.
Cùng một căn bệnh, nhưng Jessa Jones và Federico Cerva lại có nhận định khác nhau về nguyên nhân gây ra loop disease. Cerva cho rằng, chính những va chạm nhỏ khiến cho chip âm thanh lỏng ra khỏi bảng mạch, còn về phía Jones, cô đặt nghi vấn về việc chiếc điện thoại vẫn bị cong nhẹ trong lúc sử dụng, khiến con chip bị rời ra.
Nhưng nguyên nhân nào đi nữa thì cách điều trị căn bệnh này ở thời điểm hiện tại cũng chỉ có một: thợ sửa sẽ tháo chip âm thanh ra, sau đấy độn thêm một đoạn dây đồng nhỏ bên dưới để sửa lại mạch kết nối, sau đó gắn lại chip âm thanh lên. Cerva có thể xử lý lỗi này chỉ trong vòng 15 phút, và các cửa hàng sửa chữa điện thoại uy tín cũng có thể dễ dàng giải quyết lỗi loop disease với giá từ 100 đến 150 USD.
Trên mạng cũng có rất nhiều báo cáo về việc lỗi âm thanh cũng như bootloop trên iPhone 7 và 7 Plus. Một vài kỹ thuật viên cũng đã quay clip và đăng tải chi tiết về lỗi này trên YouTube, còn hội người dùng cuối thì giờ vẫn chỉ biết kêu than trên các diễn đàn nếu như xung quanh không có cửa hàng nào đủ khả năng sửa lỗi này.
Tháng trước, trang tin MacRumors đã gửi một báo cáo nội bộ tới nhà cung cấp dịch vụ của Apple về một lỗi ảnh hưởng tới âm thanh trong quá trình gọi điện trên iPhone. Hiện tại vẫn chưa rõ lỗi này có liên quan gì đến loop disease hay không, hay lại là một lỗi khác hoàn toàn.
Ảnh màn hình của một chiếc điện thoại gặp lỗi
Bên cạnh đó, Jones cũng bày tỏ nỗi lo của mình tới những người thợ sửa điện thoại trên toàn thế giới, bởi thói quen chẳng mấy khi tắt điện thoại của người dùng. Người dùng bình thường có thể để điện thoại của mình bật liên tục vài tuần hoặc thậm chí la vài tháng, vậy nên có khả năng khi họ đem máy của mình đi sửa mấy lỗi nhỏ như rạn màn hình, thợ sửa sẽ tắt máy đi và không bật lại máy lên được nữa – bởi máy đã dính loop disease mà trước đó không ai hay biết.
“Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về một lỗi không phải do họ gây ra.” – Jones chia sẻ.
Jones cũng tin rằng, việc bo mạch chủ bị cong có thể gây ra lỗi tương tự với chip Qualcomm nằm trên cũng vị trí lỗi ở một vài chiếc iPhone 7, từ đó có thể dẫn đến tình trạng mất sóng hoàn toàn. Hồi đầu năm nay, Apple đã phải tiến hành thu hồi hàng loạt chiếc iPhone 7 dùng chip Qualcomm bị dính phải lỗi nêu trên.
Đối với Jones, Apple nên tỏ ra có trách nhiệm hơn một chút, và kéo dài thời hạn bảo hành tại AppleCare.
Còn Cerva thì lại có suy nghĩ khác, bởi dẫu sao chính lỗi này của Apple đã đem tới một khoản thu nhập không nhỏ cho anh.
“Dẫu sao thì, tôi cũng đang kiếm cơm trên những lỗi thiết kế của Apple mà” – Cerva chia sẻ.
Tham khảo Motherboard
Sáu tháng trở lại đây, Cerva nhận được một số lượng lớn những chiếc iPhone 7 và iPhone 7 Plus: trung bình khoảng 10 đến 15 chiếc mỗi tuần. Những chiếc iPhone này đều gặp chung một vấn đề: vị trí mạch nối với chip âm thanh bị lỏng ra. Vị trí này nằm gần khay sim trên bo mạch chủ.
Triệu chứng ban đầu của căn bệnh này bao gồm: icon Voice Memo bị xám đi, lúc gọi điện thoại thì không thể chuyển sang chế độ loa ngoài, hoặc tệ hơn là treo máy. Khi “căn bệnh” này trở nặng, điện thoại sẽ bị treo ở màn hình boot với logo táo cắn dở của Apple mỗi khi bật máy. Cerva gọi tên lỗi này là “loop disease”, giống như tên của lỗi “touch disease” ảnh hưởng đến hàng ngàn chiếc iPhone 6 và iPhone 6 Plus vào năm 2016.
“So với touch disease thì loop disease tệ hơn nhiều. Rất nhiều.” – Cerva chia sẻ.
Đáp lại về vấn đề này trong email, Apple cho biết hãng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân của lỗi này.
“Thời gian qua, chúng tôi đã nhận được một vài báo cáo về lỗi micro trên iPhone 7, và đang gấp rút tiến hành điều tra làm rõ về lỗi này. Còn ở thời điểm hiện tại, khách hàng nào gặp phải lỗi như vậy có thể mang máy tới AppleCare để được giúp đỡ” – phát ngôn viên của Apple cho hay.
Nhưng theo lời Jessa Jones, bà chủ của iPad Rehab, một công ty tại New York chuyên sửa chữa và đào tạo nhân viên sửa chữa thiết bị của Apple, thì lượng thiết bị mắc phải lỗi này rất nhiều, chứ không phải chỉ “một vài” như Apple đã công bố. Bà so sánh lỗi này giống như một “đại dịch” đã bùng phát trong khoảng 6 tháng vừa qua.
“Nếu phải so sánh, thì có lẽ loop disease sẽ giống như một căn bệnh của tuổi già. Lỗi này thường sẽ không xảy ra trên những chiếc điện thoại mới đâu. Ở thời điểm hiện tại, những chiếc iPhone 7 đã bước vào giai đoạn hết bảo hành, nhưng vẫn còn đủ mới để người dùng chưa muốn thay thế chúng đi. Chính những chiếc điện thoại này dễ mắc phải lỗi loop disease nhất.” – Jessa Jones cho biết.
Cùng một căn bệnh, nhưng Jessa Jones và Federico Cerva lại có nhận định khác nhau về nguyên nhân gây ra loop disease. Cerva cho rằng, chính những va chạm nhỏ khiến cho chip âm thanh lỏng ra khỏi bảng mạch, còn về phía Jones, cô đặt nghi vấn về việc chiếc điện thoại vẫn bị cong nhẹ trong lúc sử dụng, khiến con chip bị rời ra.
Nhưng nguyên nhân nào đi nữa thì cách điều trị căn bệnh này ở thời điểm hiện tại cũng chỉ có một: thợ sửa sẽ tháo chip âm thanh ra, sau đấy độn thêm một đoạn dây đồng nhỏ bên dưới để sửa lại mạch kết nối, sau đó gắn lại chip âm thanh lên. Cerva có thể xử lý lỗi này chỉ trong vòng 15 phút, và các cửa hàng sửa chữa điện thoại uy tín cũng có thể dễ dàng giải quyết lỗi loop disease với giá từ 100 đến 150 USD.
Trên mạng cũng có rất nhiều báo cáo về việc lỗi âm thanh cũng như bootloop trên iPhone 7 và 7 Plus. Một vài kỹ thuật viên cũng đã quay clip và đăng tải chi tiết về lỗi này trên YouTube, còn hội người dùng cuối thì giờ vẫn chỉ biết kêu than trên các diễn đàn nếu như xung quanh không có cửa hàng nào đủ khả năng sửa lỗi này.
Tháng trước, trang tin MacRumors đã gửi một báo cáo nội bộ tới nhà cung cấp dịch vụ của Apple về một lỗi ảnh hưởng tới âm thanh trong quá trình gọi điện trên iPhone. Hiện tại vẫn chưa rõ lỗi này có liên quan gì đến loop disease hay không, hay lại là một lỗi khác hoàn toàn.
Ảnh màn hình của một chiếc điện thoại gặp lỗi
Bên cạnh đó, Jones cũng bày tỏ nỗi lo của mình tới những người thợ sửa điện thoại trên toàn thế giới, bởi thói quen chẳng mấy khi tắt điện thoại của người dùng. Người dùng bình thường có thể để điện thoại của mình bật liên tục vài tuần hoặc thậm chí la vài tháng, vậy nên có khả năng khi họ đem máy của mình đi sửa mấy lỗi nhỏ như rạn màn hình, thợ sửa sẽ tắt máy đi và không bật lại máy lên được nữa – bởi máy đã dính loop disease mà trước đó không ai hay biết.
“Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về một lỗi không phải do họ gây ra.” – Jones chia sẻ.
Jones cũng tin rằng, việc bo mạch chủ bị cong có thể gây ra lỗi tương tự với chip Qualcomm nằm trên cũng vị trí lỗi ở một vài chiếc iPhone 7, từ đó có thể dẫn đến tình trạng mất sóng hoàn toàn. Hồi đầu năm nay, Apple đã phải tiến hành thu hồi hàng loạt chiếc iPhone 7 dùng chip Qualcomm bị dính phải lỗi nêu trên.
Đối với Jones, Apple nên tỏ ra có trách nhiệm hơn một chút, và kéo dài thời hạn bảo hành tại AppleCare.
Còn Cerva thì lại có suy nghĩ khác, bởi dẫu sao chính lỗi này của Apple đã đem tới một khoản thu nhập không nhỏ cho anh.
“Dẫu sao thì, tôi cũng đang kiếm cơm trên những lỗi thiết kế của Apple mà” – Cerva chia sẻ.
Tham khảo Motherboard