Nhìn những đám mây đang bay lơ lửng trên bầu trời kia, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng chúng rất nhẹ. Nhưng bạn đã bạn từng nghĩ rằng những đám mây kia có khối lượng bao nhiêu chưa?
Mây là cái gì đó đã quá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, bầu trời xanh với mây trắng trong những ngày nắng đẹp hay mây đen kìn kịt khi cơn giông sắp kéo đến. Vì nó đã quá thân thuộc và không xa lạ gì nên chúng ta chẳng mấy khi quan tâm đến. 
Nhưng những ai yêu thích khám phá thiên nhiên, mây là một đề tài khá thú vị. Nhiều người sẽ tự hỏi rằng mây là gì? Chúng nặng bao nhiêu? Tại sao chúng cứ lơ lửng trên trời như vậy mà không bao giờ rơi xuống đất?
(Ảnh: Wallpapersharee.com)
Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác) mà có thể nhìn thấy.
Khối lượng của mây là bao nhiêu?
Peggy LeMone – nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Kỳ cho biết lượng nước có trong một đám mây nhỏ có khối lượng khoảng 500 tấn. Để có thể hiểu đơn gian hơn, chúng ta hãy liên tưởng đến những con voi. 
Giả sử một con voi từ 5-6 tấn, nghĩa là lượng nước trong một đám mây tích kể trên nặng tương đương với khoảng 100 con voi. Một con số đáng kinh ngạc. 
Bề ngoài trông mây khá nhẹ nhưng khối lượng của nó bằng 100 con voi cộng lại. (Ảnh: Pinterest)
Và câu hỏi tiếp theo là: “Vì sao chúng có thể lơ lửng trên mà không bị rơi xuống đất, dù khối lượng rất lớn?”
LeMone giải thích rằng các phân tử nước cấu tạo nên những đám mây thì không có kích thước như một con voi mà chúng nhỏ hơn rất rất nhiều lần và những phân tử nước này trôi nổi trên những  luồng khí ấm từ dưới dâng lên.
Nghe có vẻ khá khó hiểu nên bạn có thể tham khảo đoạn giải thích ngắn dễ hiểu hơn dưới đây:
“Hơi nước vốn nhẹ hơn không khí nên bốc lên trên không khí nhưng nó vẫn là vật chất nên bị lực hút của Trái Đất giữ lại ở phía trên không khí. Nước là vật chất nặng hơn không khí nên chịu tác động của lực hấp dẫn sẽ chìm xuống phía dưới lớp không khí bao quanh Trái Đất. Đây là lý do tại sao nước lại thấm xuống đất mà không rơi ngược lên trên trời.
Mây là hơi nước tích tụ, một dạng trung gian giữa hơi nước và nước. Nó đủ nhẹ để lơ lửng trên không và đủ nặng để không bốc lên trên cùng của khí quyển Trái Đất. Và độ cao của mây ngoài các tác động của áp suất, nhiệt độ không khí phía dưới còn do mức độ tích tụ hơi nước của chính nó nữa. Khi mức độ tích tụ cực đại thì hơi nước sẽ kết thành giọt nước và hẳn nhiên là rơi xuống đất tạo thành mưa.”
Mây là dạng trung gian giữa hơi nước và nước nên chúng đủ nhẹ để trôi nổi và đủ nặng mà không đi lên bầu khí quyển. (Ảnh: pixabay.com)
Ngoài ra, LeMone còn cho biết rằng bà biết rõ điều này nhưng bản thân rất bất ngờ về khối lượng của 1 đám mây khi bắt đầu nghiên cứu nó. Trong quá trình tìm hiểu sâu hơn nữa, LeMone còn tính ra rằng lượng nước trong một cơn bão nhỏ tương đương với khối lượng của 200 nghìn con voi cộng lại – một con số gây sửng sốt với nhiều người.
Thậm chí, nếu đó là cơn bão cấp 8 trở lên, con số càng ấn tượng hơn nữa: “Bốn triệu con voi!”. Điều đó nói lên rằng lượng nước có trong môt cơn bão nặng hơn tất cả số voi đang sinh sống trên Trái Đất hoặc có lẽ là ngang bằng tất cả số voi đã từng sinh sống trên hành tinh. 
Video:

Sơn Tùng