Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) tuần trước công bố báo cáo về dự án tháo dỡ USS Enterprise (CVN-65), tàu sân bay hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Cơ quan này nhận định Mỹ sẽ mất tới 15 năm cùng chi phí 1,5 tỷ USD để rã sắt vụn hoàn toàn chiếc Enterprise, gấp ba lần so với ước tính ban đầu, theo Drive.
“Với lượng giãn nước gần 76.000 tấn, USS Enterprise đòi hỏi khối lượng công việc lớn chưa từng có để hoàn tất quá trình tháo dỡ. Dù hải quân Mỹ chọn phương án nào đi nữa, CVN-65 cũng sẽ trở thành tiền đề cho các quy trình và mức giá xử lý những siêu tàu sân bay lớp Nimitz, dự kiến bị loại biên từ giữa thập niên 2020”, đại diện GAO cho biết.
Hải quân Mỹ đưa tàu Enterprise vào trạng thái niêm cất từ năm 2012 và chính thức loại biên vào tháng 2/2017, kết thúc hơn 50 năm vận hành con tàu. Tập đoàn Newport News Shipbuilding chỉ mới hoàn thành công đoạn vô hiệu hóa, gồm tháo các thanh nhiên liệu hạt nhân, vũ khí và trang thiết bị của tàu vào tháng 4.
Việc rã sắt vụn tàu Enterprise luôn là vấn đề phức tạp và gian nan với Lầu Năm Góc. Hải quân Mỹ ban đầu dự tính quá trình này sẽ tiêu tốn khoảng 500-750 triệu USD, nhưng con số này vọt lên mức hơn một tỷ USD trong đánh giá vào năm 2013. Hàng loạt khó khăn buộc hải quân Mỹ nhiều lần trì hoãn thời điểm bắt đầu tháo dỡ, trong khi xác tàu USS Enterprise vẫn nằm phơi mưa nắng tại bang Virginia.
GAO cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét hai giải pháp xử lý chiếc Enterprise. Họ có thể tháo dỡ tàu ở một nhà máy hải quân với sự hỗ trợ từ các nhà thầu quốc phòng, hoặc chuyển toàn bộ xác tàu cho một công ty tư nhân phụ trách quá trình rã sắt vụn.
Trước đây, việc tháo dỡ các chiến hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân thường được hải quân Mỹ tiến hành ở nhà máy Puget Sound ở bang Washington. Cơ sở này có lợi thế nằm gần bãi chất thải hạt nhân Hanford của Bộ Năng lượng Mỹ, giúp đơn giản hóa giai đoạn vận chuyển lò phản ứng của USS Enterprise.
Tuy nhiên, GAO tỏ ra lo ngại khi công việc này được giao cho các nhà máy hải quân, vốn đang trong tình trạng quá tải và không hoàn thành tiến độ bảo dưỡng nhiều chiến hạm trong biên chế. Nếu hợp đồng tháo dỡ USS Enterprise được giao cho nhà máy Puget Sound, nó sẽ tiêu tốn 1,05-1,55 tỷ USD, mất 10 năm để hoàn thành và không thể bắt đầu trước năm 2034.
Phương án giao cho các nhà thầu tư nhân như Newport News có thể rút ngắn thời gian xuống còn 5 năm và khởi động ngay trong năm 2024, với mức chi phí tương đương Puget Sound.
Vấn đề lớn nhất là không nhà máy quốc phòng hay tư nhân nào của Mỹ có kinh nghiệm tháo dỡ chiến hạm lớn như Enterprise. Chi phí sẽ nhanh chóng tăng cao khi nhà thầu bắt đầu rã con tàu thành nhiều mảnh và phát hiện các tính toán ban đầu của họ không phù hợp với thực tế. Điều này từng xảy ra với những khí tài nhỏ và ít phức tạp hơn như tiêm kích.
Thiết kế độc nhất của Enterprise cũng khiến quy trình tháo dỡ phức tạp hơn, không thể ứng dụng cho những chiếc thuộc lớp Nimitz sau này để tiết kiệm chi phí. Xác tàu USS Long Beach, tuần dương hạm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, vẫn nằm chờ tại bang Washington sau hơn 20 năm bị loại biên.
Phương án xử lý tàu Enterprise có thể ảnh hưởng tới quan điểm của chính phủ Mỹ về chi phí vận hành tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng như tranh cãi về giải pháp đầu tư vào những hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ sử dụng động cơ thông thường.
Hải quân Mỹ hy vọng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng với dự án tháo dỡ USS Enterprise trước năm 2023. GAO đã khuyến cáo lực lượng này tiến hành các cuộc đánh giá độc lập để áp dụng phương án tối ưu.
“Với lượng giãn nước gần 76.000 tấn, USS Enterprise đòi hỏi khối lượng công việc lớn chưa từng có để hoàn tất quá trình tháo dỡ. Dù hải quân Mỹ chọn phương án nào đi nữa, CVN-65 cũng sẽ trở thành tiền đề cho các quy trình và mức giá xử lý những siêu tàu sân bay lớp Nimitz, dự kiến bị loại biên từ giữa thập niên 2020”, đại diện GAO cho biết.
Hải quân Mỹ đưa tàu Enterprise vào trạng thái niêm cất từ năm 2012 và chính thức loại biên vào tháng 2/2017, kết thúc hơn 50 năm vận hành con tàu. Tập đoàn Newport News Shipbuilding chỉ mới hoàn thành công đoạn vô hiệu hóa, gồm tháo các thanh nhiên liệu hạt nhân, vũ khí và trang thiết bị của tàu vào tháng 4.
Việc rã sắt vụn tàu Enterprise luôn là vấn đề phức tạp và gian nan với Lầu Năm Góc. Hải quân Mỹ ban đầu dự tính quá trình này sẽ tiêu tốn khoảng 500-750 triệu USD, nhưng con số này vọt lên mức hơn một tỷ USD trong đánh giá vào năm 2013. Hàng loạt khó khăn buộc hải quân Mỹ nhiều lần trì hoãn thời điểm bắt đầu tháo dỡ, trong khi xác tàu USS Enterprise vẫn nằm phơi mưa nắng tại bang Virginia.
GAO cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét hai giải pháp xử lý chiếc Enterprise. Họ có thể tháo dỡ tàu ở một nhà máy hải quân với sự hỗ trợ từ các nhà thầu quốc phòng, hoặc chuyển toàn bộ xác tàu cho một công ty tư nhân phụ trách quá trình rã sắt vụn.
Trước đây, việc tháo dỡ các chiến hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân thường được hải quân Mỹ tiến hành ở nhà máy Puget Sound ở bang Washington. Cơ sở này có lợi thế nằm gần bãi chất thải hạt nhân Hanford của Bộ Năng lượng Mỹ, giúp đơn giản hóa giai đoạn vận chuyển lò phản ứng của USS Enterprise.
Tuy nhiên, GAO tỏ ra lo ngại khi công việc này được giao cho các nhà máy hải quân, vốn đang trong tình trạng quá tải và không hoàn thành tiến độ bảo dưỡng nhiều chiến hạm trong biên chế. Nếu hợp đồng tháo dỡ USS Enterprise được giao cho nhà máy Puget Sound, nó sẽ tiêu tốn 1,05-1,55 tỷ USD, mất 10 năm để hoàn thành và không thể bắt đầu trước năm 2034.
Phương án giao cho các nhà thầu tư nhân như Newport News có thể rút ngắn thời gian xuống còn 5 năm và khởi động ngay trong năm 2024, với mức chi phí tương đương Puget Sound.
Vấn đề lớn nhất là không nhà máy quốc phòng hay tư nhân nào của Mỹ có kinh nghiệm tháo dỡ chiến hạm lớn như Enterprise. Chi phí sẽ nhanh chóng tăng cao khi nhà thầu bắt đầu rã con tàu thành nhiều mảnh và phát hiện các tính toán ban đầu của họ không phù hợp với thực tế. Điều này từng xảy ra với những khí tài nhỏ và ít phức tạp hơn như tiêm kích.
Thiết kế độc nhất của Enterprise cũng khiến quy trình tháo dỡ phức tạp hơn, không thể ứng dụng cho những chiếc thuộc lớp Nimitz sau này để tiết kiệm chi phí. Xác tàu USS Long Beach, tuần dương hạm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, vẫn nằm chờ tại bang Washington sau hơn 20 năm bị loại biên.
Phương án xử lý tàu Enterprise có thể ảnh hưởng tới quan điểm của chính phủ Mỹ về chi phí vận hành tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng như tranh cãi về giải pháp đầu tư vào những hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ sử dụng động cơ thông thường.
Hải quân Mỹ hy vọng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng với dự án tháo dỡ USS Enterprise trước năm 2023. GAO đã khuyến cáo lực lượng này tiến hành các cuộc đánh giá độc lập để áp dụng phương án tối ưu.