Không cần dùng đến loa, tấm nền màn hình sẽ chính là loa của chiếc điện thoại. Đây là công nghệ đã triển khai trên thực tế và có thể được tích hợp lên Galaxy S10.

Các đây một thời gian, từng có thông tin Samsung đã nghiên cứu thành công công nghệ loa phía dưới màn hình (Sound on Display). Công nghệ này từng được Xiaomi sử dụng trên chiếc điện thoại Mi Mix.
Cụ thể hơn, nhờ công nghệ loa áp điện (Piezoelectric), những chiếc điện thoại của Samsung có thể truyền âm thanh dưới dạng các rung động điện áp qua tấm nền màn hình đến tai người sử dụng.
Man hinh smartphone sap kiem chuc nang loa am thanh
Ngay sau đó, công nghệ này đã được Samsung đem ra trình diễn tại Triển lãm SID (Society for Information Display). Nguyên mẫu dùng để thử nghiệm công nghệ này có thiết kế tương tự như Galaxy S9+. Hướng dẫn viên tại sự kiện cũng đùa vui rằng, đây chính là chiếc Samsung Galaxy S10.
Thông tin phát đi từ Hàn Quốc cho biết cả Samsung và LG đều đã sẵn sàng để thương mại hóa công nghệ loa này. Với Samsung, thông tin đồn đoán cho thấy Sound on Display sẽ được tích hợp vào mẫu smartphone có màn hình kích cỡ 6.2 inch. Khá trùng hợp khi đây là kích cỡ màn hình dự kiến của Galaxy S10.
Man hinh smartphone sap kiem chuc nang loa am thanh
 
Thông qua Sound on Display, âm thanh được phát ra ở tần số 100-8.000 Hz. Nhờ vào các rung động, âm thanh sẽ được truyền đến người dùng nếu họ áp tai vào nửa trên của màn hình.

Trong thực tế, Vivo mới đây cũng đã ra mắt một chiếc điện thoại sử dụng công nghệ y hệt như vậy. Nhà sản xuất này gọi công nghệ mới là Screen Soundcasting. Vivo cũng cho biết giải pháp này giúp tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa và hạn chế việc rò rỉ âm thanh ra ngoài.
Với LG, nhà sản xuất này từng phát hành một mẫu TV có khả năng truyền âm thanh qua màn hình. LG cũng đang có ý định đưa công nghệ tương tự lên những mẫu smartphone của họ.
Tuấn Nghĩa
 

VietBao.vn