Facebook đã trải qua nửa đầu năm 2018 một cách sóng gió và đầy thất vọng, không hề hào nhoáng như cái danh hiệu “mạng xã hội lớn nhất thế giới” với hơn 2,5 tỉ người dùng. Từ những tháng đầu năm, Facebook đã liên tục dính vào những scandal lớn như nạn thông tin giả mạo tràn lan, và đỉnh điểm là vụ bê bối để lộ dữ liệu của 80 triệu người dùng, liên quan đến công ty Cambridge Analytica.
Chưa dừng lại ở đó, chính những rắc rối trên đã khiến cho Facebook sấp mặt trong phiên báo cáo tài chính diễn ra vào ngày 26/7 vừa rồi. Mặc dù doanh thu tăng trưởng 41% trong 3 tháng vừa qua, nhưng giá trị thị trường của Facebook lại giảm tới 151 tỷ USD – một cơn ác mộng chưa từng có trong lịch sử công nghệ.
“Con thuyền” Facebook đang chìm nghỉm sau quá nhiều scandal trong thời gian vừa qua.
Facebook đau 1 thì Mark Zuckerberg còn cay đắng gấp 10 lần. Bản thân vị CEO trẻ tuổi này cũng mất trắng gần 17 tỉ USD vì tình trạng trên. Không những vậy, Zuckerberg còn đang bị các nhà đầu tư “tẩy chay”, gây sức ép buộc phải lựa chọn 1 trong 2 vị trí: Hoặc là Chủ tịch, hoặc là CEO của Facebook. Hiện tại, Zuckerberg đang nắm giữ khoảng 60% quyền lực tại Facebook nhờ lượng cổ phần lớn, đồng thời kiêm luôn cả 2 chức vụ cực khủng trên trong suốt nhiều năm qua.
Trong đó, cổ đông lớn của Facebook, Trillium Asset Management, cho rằng Facebook cần phải có Chủ tịch độc lập mới để thay đổi bức tranh quyền lực tại đây. Công ty này cho biết: “Một người vừa là CEO vừa là Chủ tịch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hội đồng quản trị, và khiến cho sự giám sát của bộ phận quản lý bị suy yếu. Vì thế, việc tách riêng hai vị trí này sẽ giải quyết được những mâu thuẫn đó, và một chủ tịch độc lập sẽ là sự phân chia quyền lực rõ ràng nhất giữa CEO và các thành viên còn lại của hội đồng quản trị“.
Những lo ngại của các nhà đầu tư cũng không hoàn toàn vô căn cứ. Với lượng người dùng lớn như hiện nay, Facebook dường như đã bắt đầu bước vào giai đoạn bão hòa và khó có thể tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Tại những thị trường lớn của hãng như Mỹ & Canada hay Châu Âu, số lượng người dùng đã có dấu hiệu giảm nhẹ, đặc biệt là tại Châu Âu – nơi mà tình trạng này chưa từng xảy ra trong gần 1 thập kỷ qua.
Người dùng cũng bắt đầu có xu hướng rời bỏ Facebook để đến với những nền tảng mới.
Mặt khác, giới trẻ ngày nay lại có quá nhiều lựa chọn để sử dụng thay thế Facebook. Twitter và Snapchat vẫn là những đối thủ cực khó chịu mà Facebook không thể coi thường. Đó là còn chưa kể đến Facebook đã thất bại toàn tập trong tham vọng “tái xuất” tại Trung Quốc. Công ty con của hãng đã bị “đá bay” ra khỏi thị trường này chỉ đúng 1 ngày sau khi công bố dự án.
Chưa dừng lại ở đó, chính những rắc rối trên đã khiến cho Facebook sấp mặt trong phiên báo cáo tài chính diễn ra vào ngày 26/7 vừa rồi. Mặc dù doanh thu tăng trưởng 41% trong 3 tháng vừa qua, nhưng giá trị thị trường của Facebook lại giảm tới 151 tỷ USD – một cơn ác mộng chưa từng có trong lịch sử công nghệ.
“Con thuyền” Facebook đang chìm nghỉm sau quá nhiều scandal trong thời gian vừa qua.
Facebook đau 1 thì Mark Zuckerberg còn cay đắng gấp 10 lần. Bản thân vị CEO trẻ tuổi này cũng mất trắng gần 17 tỉ USD vì tình trạng trên. Không những vậy, Zuckerberg còn đang bị các nhà đầu tư “tẩy chay”, gây sức ép buộc phải lựa chọn 1 trong 2 vị trí: Hoặc là Chủ tịch, hoặc là CEO của Facebook. Hiện tại, Zuckerberg đang nắm giữ khoảng 60% quyền lực tại Facebook nhờ lượng cổ phần lớn, đồng thời kiêm luôn cả 2 chức vụ cực khủng trên trong suốt nhiều năm qua.
Trong đó, cổ đông lớn của Facebook, Trillium Asset Management, cho rằng Facebook cần phải có Chủ tịch độc lập mới để thay đổi bức tranh quyền lực tại đây. Công ty này cho biết: “Một người vừa là CEO vừa là Chủ tịch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hội đồng quản trị, và khiến cho sự giám sát của bộ phận quản lý bị suy yếu. Vì thế, việc tách riêng hai vị trí này sẽ giải quyết được những mâu thuẫn đó, và một chủ tịch độc lập sẽ là sự phân chia quyền lực rõ ràng nhất giữa CEO và các thành viên còn lại của hội đồng quản trị“.
Những lo ngại của các nhà đầu tư cũng không hoàn toàn vô căn cứ. Với lượng người dùng lớn như hiện nay, Facebook dường như đã bắt đầu bước vào giai đoạn bão hòa và khó có thể tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Tại những thị trường lớn của hãng như Mỹ & Canada hay Châu Âu, số lượng người dùng đã có dấu hiệu giảm nhẹ, đặc biệt là tại Châu Âu – nơi mà tình trạng này chưa từng xảy ra trong gần 1 thập kỷ qua.
Người dùng cũng bắt đầu có xu hướng rời bỏ Facebook để đến với những nền tảng mới.
Mặt khác, giới trẻ ngày nay lại có quá nhiều lựa chọn để sử dụng thay thế Facebook. Twitter và Snapchat vẫn là những đối thủ cực khó chịu mà Facebook không thể coi thường. Đó là còn chưa kể đến Facebook đã thất bại toàn tập trong tham vọng “tái xuất” tại Trung Quốc. Công ty con của hãng đã bị “đá bay” ra khỏi thị trường này chỉ đúng 1 ngày sau khi công bố dự án.