Ở các vị trí cao nước sôi khi chưa cần đạt tới mức nhiệt 100 độ C làm việc nấu cơm, luộc trứng chín trở lên bất khả thi nếu chỉ sử dụng các cách thức thông thường.
Nhiều người từng đi núi từng bắt gặp hiện tượng kì lạ. Đó là tình huống họ luộc trứng cả tiếng đồng hồ, hơi nước bốc ra mù mịt nhưng khi bóc trứng ra vẫn ở trạng thái lòng đào và cơm vẫn sống – một điều không thể xảy ra khi làm dưới mặt đất. Vì sao có hiện tượng này?
Câu trả lời là do điểm sôi của nước khi đun ở trên núi đã có sự thay đổi so với khi đun dưới mặt đất.
Càng lên cao áp suất càng giảm, càng xuống dưới áp suất càng tăng (Ảnh: Quora)
Chúng ta đều biết nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Nhưng đó là khi đun ở dưới mặt đất. Khi lên cao, áp suất không khí giảm khiến cho các phân tử nước dễ tách khỏi liên kết chung để phát tán vào khí quyển hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nước sẽ sôi khi chưa đạt mức nhiệt 100 độ C.
Cho dù bạn có thêm lửa, nhiệt độ cũng không thể nâng cao hơn, trừ khi bạn tìm cách tăng áp suất. Theo tính toán, địa hình cứ cao lên 1 km thì điểm sôi của nước đại thể giảm đi 3 độ C.
Đến đây, chúng ta thấy rõ, nếu như ở trên núi cao 5.000 m so với mặt biển, cho dù bạn có đốt lửa rất mạnh, hơi nước trong nồi có nghi ngút bay ra thì nhiệt độ của nước cũng không vượt quá 85 độ C. Ở nóc nhà thế giới, đỉnh ngọn núi Everest cao 8.848 m, ở khoảng 73,5 độ C nước đã sôi rồi. Với nhiệt độ này rõ ràng là không thể nấu cơm, luộc trứng được.
Nồi áp suất là thứ bạn cần mang theo nếu có ý định nấu ăn trên núi cao (Ảnh: ET)
Để giải quyết tình huống này, người ta phải dùng nồi áp suất để nấu, hơi nước không có cách nào thoát ra khiến áp suất trong nồi tăng dần lên và khi đạt đến áp suất khí quyển là 1.013 bar thì điểm sôi của nước sẽ bằng với khi ở chân núi, có thể nấu chín cơm được.
Hiện nay, loại nồi áp suất bán trên thị trường thường khống chế áp suất vào khoảng 2,2 atmotphe, nhiệt độ cao nhất trong nồi có thể đạt được là 123 độ C. Dùng loại nồi áp suất này nấu cơm, nấu thức ăn vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa tiết kiệm được thời gian.
Luộc trứng bằng nước muối giúp trứng chín hơn (Ảnh: foody)
Ngoài ra, trong tình huống luộc trứng, bạn cũng có thể cho thêm muối vào nồi. Dung dịch nước muối có điểm sôi cao hơn nước thông thường, nhờ thế mà trứng luộc được sẽ chín hơn. Hoặc thay vì luộc, nướng trứng cũng là một giải pháp không tệ trong hoàn cảnh hi hữu này.
Hoài Anh
Có thể bạn quan tâm:
Nhiều người từng đi núi từng bắt gặp hiện tượng kì lạ. Đó là tình huống họ luộc trứng cả tiếng đồng hồ, hơi nước bốc ra mù mịt nhưng khi bóc trứng ra vẫn ở trạng thái lòng đào và cơm vẫn sống – một điều không thể xảy ra khi làm dưới mặt đất. Vì sao có hiện tượng này?
Câu trả lời là do điểm sôi của nước khi đun ở trên núi đã có sự thay đổi so với khi đun dưới mặt đất.
Càng lên cao áp suất càng giảm, càng xuống dưới áp suất càng tăng (Ảnh: Quora)
Chúng ta đều biết nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Nhưng đó là khi đun ở dưới mặt đất. Khi lên cao, áp suất không khí giảm khiến cho các phân tử nước dễ tách khỏi liên kết chung để phát tán vào khí quyển hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nước sẽ sôi khi chưa đạt mức nhiệt 100 độ C.
Cho dù bạn có thêm lửa, nhiệt độ cũng không thể nâng cao hơn, trừ khi bạn tìm cách tăng áp suất. Theo tính toán, địa hình cứ cao lên 1 km thì điểm sôi của nước đại thể giảm đi 3 độ C.
Đến đây, chúng ta thấy rõ, nếu như ở trên núi cao 5.000 m so với mặt biển, cho dù bạn có đốt lửa rất mạnh, hơi nước trong nồi có nghi ngút bay ra thì nhiệt độ của nước cũng không vượt quá 85 độ C. Ở nóc nhà thế giới, đỉnh ngọn núi Everest cao 8.848 m, ở khoảng 73,5 độ C nước đã sôi rồi. Với nhiệt độ này rõ ràng là không thể nấu cơm, luộc trứng được.
Nồi áp suất là thứ bạn cần mang theo nếu có ý định nấu ăn trên núi cao (Ảnh: ET)
Để giải quyết tình huống này, người ta phải dùng nồi áp suất để nấu, hơi nước không có cách nào thoát ra khiến áp suất trong nồi tăng dần lên và khi đạt đến áp suất khí quyển là 1.013 bar thì điểm sôi của nước sẽ bằng với khi ở chân núi, có thể nấu chín cơm được.
Hiện nay, loại nồi áp suất bán trên thị trường thường khống chế áp suất vào khoảng 2,2 atmotphe, nhiệt độ cao nhất trong nồi có thể đạt được là 123 độ C. Dùng loại nồi áp suất này nấu cơm, nấu thức ăn vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa tiết kiệm được thời gian.
Luộc trứng bằng nước muối giúp trứng chín hơn (Ảnh: foody)
Ngoài ra, trong tình huống luộc trứng, bạn cũng có thể cho thêm muối vào nồi. Dung dịch nước muối có điểm sôi cao hơn nước thông thường, nhờ thế mà trứng luộc được sẽ chín hơn. Hoặc thay vì luộc, nướng trứng cũng là một giải pháp không tệ trong hoàn cảnh hi hữu này.
Hoài Anh
Có thể bạn quan tâm: