Thứ 5 vừa qua Đảng Dân chủ của Ủy ban tình báo đã công bố hơn 3.000 quảng cáo trên Facebook từ năm 2015 đến cuối năm 2017 đã được phía Nga hậu thuẫn về tài chính, nhằm thao túng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016.
Tất cả các quảng cáo cụ thể được Cơ quan Nghiên cứu Internet có trụ sở tại Nga (IRA) mua lại, công ty này đã liên kết với những nỗ lực tuyên truyền của Nga trên các phương tiện truyền thông xã hội. Sau đó sử dụng các quảng cáo này để phát lên Facebook và nền tảng Instagram để tạo ra sự hỗn loạn về chính trị và làm tổn hại đến nền dân chủ Mỹ.
Bạn thậm chí có thể tải xuống tất cả các quảng cáo với dữ liệu khoảng 7,9 GB đã được đăng công khai tại trang web này.
Vào tháng 11 năm ngoái, Quốc hội đã từng kêu gọi lãnh đạo của các trang mạng xã hội như Facebook, Google và Twitter về những cáo buộc có liên quan đến việc nước Nga đã tài trợ cho các quảng cáo, nhằm tham gia vào tranh cử Tổng thống Mỹ. Cho đến tận thứu 5 vừa qua, mọi chứng cứ về các quảng cáo trên nền tảng Facebook mới được chính thức phát hành vởi các thành viên ủy ban của Quốc hội.
“Cách duy nhất mà chúng ta có thể tránh được những cuộc tấn công của mạng xã hội trong tương lai là xem trực tiếp các thông điệp, chủ đề và hình ảnh mà nước Nga đã từng tách ra để phân bố cho chúng ta ở khắp nơi”, Đại diện Adam Schiff của đảng Dân chủ cho biết trong một tuyên bố.
Những quảng cáo mà Nga đã mua là được xuất hiện dưới dạng bài đăng “Được tài trợ bởi – Sponsored” mà chúng ta hay nhìn thấy trên Newsfeeds tin tức, được Facebook nhắm vào một số nhóm người cụ thể. Những dạng bài viết này đã được quảng bá mạnh mẽ trên nền tảng Facebook trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2016.
Nga đã chi 100 nghìn USD cho tất cả quảng cáo trên Facebook
Một sự kiện được tạo ra trên Facebook nhằm chống lại Hilary Clinton.
Ví dụ như trong 1 bài đăng vào tháng 6/2016 các bài đăng trên Facebook nhắm vào người dùng từ độ tuổi 16 đến 53 tuổi tại bang Washington, Mỹ. Nội dung luên quan đến các phần tử Hồi giáo và Hillary Clinton – ứng cử viên cho Tổng thống Mỹ, cùng với Donald Trump thời điểm đó. Phía Nga đã trả 3.981 rúp (tiền Nga) tương đương với 63 USD cho quảng cáo này.
Điều đó chưa tính đến 126 triệu người Mỹ đã xem 80 nghìn bài đăng “không tính phí” từ những người dùng Facebook khác đang làm việc cho IRA. Nghĩa là những bài viết dưới dạng quảng cáo trên tạo ra hàng triệu lượt xem mà IRA không cần phải trả thêm cho Facebook một xu nào. Các thành viên Ủy ban Tình báo cho biết hy vọng trong tương lai sẽ đưa các bài đăng chưa được công khai này ra “ánh sáng”.
Hay trong một bài đăng “Được tài trợ” vào tháng 4/2016, được Nga đặt tên là “Black Matters – Các vấn đề đen” đã thúc dục mọi người bỏ phiếu cho Thượng nghị sĩ Bernie Sanders – người đang cạnh tranh với Hillary Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ.
Quảng cáo này trị giá hơn 2,786 rúp Nga tương đương với 44 USD, thu được 46.437 lượt xem và 5,607 lần nhấp. Còn trang Black Matters do IRA lập ra được hơn 224.000 người theo dõi.
Tổng cộng các tác nhân được Nga hậu thuẫn đã chi tối đa 100 nghìn USD cho tất cả quảng cáo.
Tháng trước Facebook đã xóa hơn 70 tài khoản và 138 trang Facebook, cộng với 65 tài khoản Instagram do IRA điều hành. Với lời bào chữa: “Tuy động thái này không bao giờ có thể giải quyết được hoàn toàn vấn đề bởi các đối thủ chúng tôi đang chống lại rất cứng đầu, sáng tạo và đang được tài trợ rất nhiều nhưng chúng tôi vẫn đang trong quá trình tiếp tục tiến bộ và ổn định”, Facebook cho biết hôm thứ 5 vừa qua.
Vào tháng 4 vừa qua tại buổi điều trần trước Quốc hội, CEO Mark Zuckerberg cho biết cách hoạt động của Facebook là thu tiền từ các công ty để chạy quảng cáo. Sau đó Facebook sẽ nhắm mục tiêu nội dung đến các đối tượng mà mình tin rằng sẽ mua sản phẩm của các công ty đó.
Thế nhưng sau bảng tóm tắt về quảng cáo được Nga hậu thuẫn trên, Công ty IRA đều nắm được thuật toán hiệu quả mà Facebook đang chạy, không chỉ để bán sản phẩm mà còn để khuấy động các vấn đề về chính trị.
Đảng Dân Chủ cũng đã chia 3.000 quảng cáo được Nga hậu thuẫn thành 9 lĩnh vực khác nhau cho Facebook nhắm vào
1. Sự kiện: Bao gồm các 129 sự kiện được tạo ra từ năm 2015 đến năm 2017, với hơn 300.000 người xem và khoảng 62.000 trên Facebook cho biết mình sẽ tham dự. Với nội dung như biểu tình chống Trump hay ủng hộ Hồi Giáo cũng như các quảng cáo cho các đối tượng này trên Facebook.
2. Những người Mỹ – gốc Phi tập trung: bao gồm các quảng cáo dưới dạng cuộc sống của những người da màu nhưng thực chất là làm mối quan hệ giữa các chủng tộc thêm căng thẳng trong cuộc bầu cử năm 2016. Có hơn 360.000 lượt thích cho trang Facebook này trước khi nó bị sập.
Hình ảnh những người da màu đang xung đột xuất hiện trên Facebook.
3. Nhập cư: chuyên viết về các vấn đề an ninh biên giới và tình trạng chống người dân nhập cư trong chiến dịch của Donald Trump. Có khoảng hơn 300.000 người theo dõi.
Dòng khẩu hiệu “Dừng lệnh cấm dân nhập cư”.
4. Sửa đổi lần thứ 2: nhắm mục tiêu đến những đối tượng bảo thủ có khả năng tương tác với các nội dung chính trị. Quảng cáo đã được 162 người nhìn thấy và 33 người nhấp vào, có giá 97,64 rúp tương đương 1,58 USD.
Dòng chữ “Đứng về phía tự do”.
5. Trái tim của Texas: có 253,862 người theo dõi và các quảng cáo với nhiều chủ đề, bao gồm súng, nhập cư và chống lại Clinton Hillary. Đồng thời thúc đẩy các bài viết kêu gọi Texas rút khỏi Mỹ.
6. LGBT: chuyên về bình đẳng của các giới tính thứ 3, trang này cũng đã tổ chức các cuộc phản công.
Hình ảnh của MC đồng tình nổi tiếng Elle (bên phải) được đăng tải lên Facebook.
7. Người Hồi Giáo: với hơn 328.000 người theo dõi, nhóm này thường tạo ra xung đột với nhóm “Trái tim của Texas”.
8. Cựu chiến binh: Phần lớn các bài viết từ các nhà vận động Nga, nhằm ủng hộ quân sự chống lại Clinton.
Quảng cáo được chạy trên Instagram.
9. Ứng cử viên: với các quảng cáo phổ biến nhất trong suốt năm 2016 đã thúc đẩy Trump và tìm cách làm tổn thương chiến dịch của Clinton, các bài viết cũng kêu gọi mọi người tích cực đi đến các cuộc biểu tình.
Theo Quỳnh Như (CNET/ICT News)