Những con cá chỉ có kích thước từ 1-3 inch, 95% sẽ sống sót bằng các thả này.
Một cảnh tượng thật hãi hùng phải không nào, nhiều người cho rằng đây là hành động độc ác và khiến lũ cá phải chịu chấn thương khi rơi xuống hồ. Tuy nhiên, Utah khẳng định họ đã làm như vậy từ lâu và đây là cách nhân đạo nhất để vận chuyển các trên đoạn đường dài, vì như vậy sẽ giúp lũ cá giảm bớt căng thẳng.
“Vì kích thước nhỏ, nên cá sẽ không chấn thương khi thả xuống hồ” – Người đại diện chiến dịch cho biết. Bằng phương pháp này, 95% số cá sẽ sống khi “tiếp nước” vì kích thước của chúng chỉ vào khoảng 1-3 inch.
Đây là việc mà Utah làm mỗi năm sau các mùa câu cá, vốn là một trong những ngành công nghiệp tỉ đô của bang này. Tuy mang về nguồn thu lớn, nhưng cũng khiến số lượng lớn loài cá hồi địa phương biến mất nên chính quyền phải “bù đắp” lại bằng cá con. Nhưng do đặc thù địa hình của Utah có nhiều hồ nước ở vị trí rất cao mà xe tải khó lên được nên sẽ thuận tiện hơn khi dùng máy bay. Trước khi sử dụng máy bay, chính quyền từng dùng ngựa thồ và thậm chí là “sức cơm” để mang hàng tấn cá lên các hồ trên núi, mệt thì nhiều mà chẳng hữu hiệu bao nhiêu. Sau khi được phép sử dụng máy bay, công việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, trung bình một chiếc máy bay có thể thả cá xuống 7 hồ trong một lần bay và lên đến 40-60 hồ/ngày.
Máy bay thả cá xuống hồ tại Utah khiến cộng đồng mạng bất ngờ
Sẽ có một đội chuyên hỗ trợ phi công thông qua hệ thống GPS để họ biết chính xác vị trí mình đang ở đâu. Điều này rất quan trọng vì máy bay phải bay ở tầm thấp khi tiến hành mở cửa thả cá. Họ phải tính toán điểm đáp xuống để thả và điểm bay lên lại một cách chính xác. Utah là quê nhà của nhiều loại cá hồi, trong đó có các loài quý hiếm như cá hồi vân Lahontan. Số lượng cá bị giảm sút đáng kể sau mỗi mùa câu và bởi các hoạt động khai thác gỗ, hầm mỏ. Các nhà sinh học đang làm việc cật lực để phục hồi lại số lượng loài các hồi tại Bonneville, vốn là loài cá biểu tượng của bang Utah.Tham khảo: Motherboard