Hình ảnh mô phỏng loài thằn lằn biển cổ đại mới được phát hiện – Ảnh: Fabio Manucci
Theo Daily Mail, hóa thạch có niên đại từ 70-75 triệu năm, được tìm thấy ở vùng Puglia, Ý. Cũng chính vì thế, các nhà khoa học đặt tên cho loài vật lạ lẫm này là Primitivus, theo tên giống nho Primitivo dùng để làm rượu vang đặc trưng ở Puglia.
Hóa thạch nằm hàng triệu năm ở vùng đất từng bị chìm hẳn trong nước. Khi chết, xác thằn lằn chìm xuống đáy rồi bị các lớp trầm tích bao phủ, nhờ đó bảo quản an toàn cho hóa thạch trước tác động của nước.
“Loài thằn lằn đại dương mới này là những động vật nhỏ với thân, cổ và đuôi dài. Chúng còn có thêm các màng bơi để sống dưới nước nhưng vẫn có thể di chuyển trên cạn”, Ilaria Paparella, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Hóa thạch vẫn còn có thể quan sát thấy phần cơ và da của thằn lằn gần như hoàn hảo. Phần này rất hữu ích cho các cổ sinh vật học đang nghiên cứu về mô mềm của các sinh vật cổ đại.
Những phần cơ và xương vẫn còn được nhìn thấy qua hàng chục triệu năm – Ảnh: Fabio Manucci
“Chắc chắn phải có những điều kiện đặc biệt để mô mềm được bảo quản trong hóa thạch. Chúng tôi hy vọng sẽ được chính quyền Ý cấp phép để có thể khai quật và thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa”, Paparella nói.
Kết quả của nhóm nghiên cứu được đăng trên tạp chí Royal Society Open Science.
Theo Daily Mail, hóa thạch có niên đại từ 70-75 triệu năm, được tìm thấy ở vùng Puglia, Ý. Cũng chính vì thế, các nhà khoa học đặt tên cho loài vật lạ lẫm này là Primitivus, theo tên giống nho Primitivo dùng để làm rượu vang đặc trưng ở Puglia.
Hóa thạch nằm hàng triệu năm ở vùng đất từng bị chìm hẳn trong nước. Khi chết, xác thằn lằn chìm xuống đáy rồi bị các lớp trầm tích bao phủ, nhờ đó bảo quản an toàn cho hóa thạch trước tác động của nước.
“Loài thằn lằn đại dương mới này là những động vật nhỏ với thân, cổ và đuôi dài. Chúng còn có thêm các màng bơi để sống dưới nước nhưng vẫn có thể di chuyển trên cạn”, Ilaria Paparella, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Hóa thạch vẫn còn có thể quan sát thấy phần cơ và da của thằn lằn gần như hoàn hảo. Phần này rất hữu ích cho các cổ sinh vật học đang nghiên cứu về mô mềm của các sinh vật cổ đại.
Những phần cơ và xương vẫn còn được nhìn thấy qua hàng chục triệu năm – Ảnh: Fabio Manucci
“Chắc chắn phải có những điều kiện đặc biệt để mô mềm được bảo quản trong hóa thạch. Chúng tôi hy vọng sẽ được chính quyền Ý cấp phép để có thể khai quật và thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa”, Paparella nói.
Kết quả của nhóm nghiên cứu được đăng trên tạp chí Royal Society Open Science.