Đôi khi xảy ra trường hợp các nhà khoa học nỗ lực tìm kiếm một thứ gì đó, nhưng lại bắt gặp đối tượng khác rất đáng chú ý. Lần này cũng vậy, các nhà khoa học ở Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga đã quan sát được quỹ đạo của những vệ tinh sao Mộc mới trong quá trình tìm kiếm hành tinh thứ 9 – hành tinh X.
Một nhóm các nhà khoa học đã quan sát các vệ tinh mới của sao Mộc từ tháng Ba năm ngoái, từ Đài Quan sát thiên văn Cerro Tololo đặt ở Trung Mỹ. Trong một năm, họ đã kiểm tra xem có đúng là những vật thể này quay xung quanh sao Mộc hay không. Chúng quay khá xa sao Mộc, cho nên lúc đầu rất khó phát hiện. “Đó là một quá trình dài” – Nhà khoa học Scott
Sheppard, người điều hành công việc nghiên cứu ở Viện Khoa học Carnegia (Mỹ) cho biết như vậy.
Hiện tại xung quanh sao Mộc có 79 vệ tinh đã được biết tới. Tuy nhiên chẳng bao lâu nữa con số này có thể thay đổi, do phát hiện nói trên. Một trong số 12 vệ tinh mới được phát hiện có quỹ đạo khá là khác thường. Các nhà khoa học gọi nó là vệ tinh Valetudo.
Vệ tinh Valetudo quay trên quỹ đạo “tự sát”. Nó có kích thước không quá lớn (đường kính dưới 1 km). Quỹ đạo của vệ tinh này là rất nguy hiểm đối với bản thân nó và các vật thể khác.
Các vệ tinh của sao Mộc chia ra làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 4 vệ tinh lớn nhất, gọi là các vệ tinh Galileo. Bên cạnh đó, sao Mộc có các vệ tinh thuộc nhóm trong và nhóm ngoài. Hai nhóm này quay quanh hành tinh theo các quỹ đạo ngược chiều nhau, vì thế có thể xảy ra va chạm. Và vấn đề bắt đầu ở đây: Vệ tinh Valetudo thuộc nhóm vệ tinh ngoài, nhưng lại quay xung quanh sao Mộc theo chiều ngược lại đối với các vệ tinh còn lại. Do đó, có thể xảy ra va chạm và hậu quả là một hoặc cả hai vệ tinh bị phá hủy. Các nhà khoa học xác định hành vi của vệ tinh Valetudo như “đi ngược chiều trên đường cao tốc”.
Tuy nhiên từ nhiều năm nay, vệ tinh Valetudo vẫn di chuyển theo “quỹ đạo tự sát” và dường như “vẫn không hề hấn gì”. Vậy nó tồn tại như thế nào? “Sự va chạm không xảy ra quá thường xuyên, có lẽ một lần trong khoảng 1 tỉ năm” – ông Sheppard cho biết. “Khi điều đó xảy ra, chúng ta có thể phát hiện điều đó từ Trái đất; nhưng có lẽ nó không diễn ra trong tương lai gần” – ông Sheppard nói thêm.
Một nhóm các nhà khoa học đã quan sát các vệ tinh mới của sao Mộc từ tháng Ba năm ngoái, từ Đài Quan sát thiên văn Cerro Tololo đặt ở Trung Mỹ. Trong một năm, họ đã kiểm tra xem có đúng là những vật thể này quay xung quanh sao Mộc hay không. Chúng quay khá xa sao Mộc, cho nên lúc đầu rất khó phát hiện. “Đó là một quá trình dài” – Nhà khoa học Scott
Sheppard, người điều hành công việc nghiên cứu ở Viện Khoa học Carnegia (Mỹ) cho biết như vậy.
Hiện tại xung quanh sao Mộc có 79 vệ tinh đã được biết tới. Tuy nhiên chẳng bao lâu nữa con số này có thể thay đổi, do phát hiện nói trên. Một trong số 12 vệ tinh mới được phát hiện có quỹ đạo khá là khác thường. Các nhà khoa học gọi nó là vệ tinh Valetudo.
Vệ tinh Valetudo quay trên quỹ đạo “tự sát”. Nó có kích thước không quá lớn (đường kính dưới 1 km). Quỹ đạo của vệ tinh này là rất nguy hiểm đối với bản thân nó và các vật thể khác.
Các vệ tinh của sao Mộc chia ra làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 4 vệ tinh lớn nhất, gọi là các vệ tinh Galileo. Bên cạnh đó, sao Mộc có các vệ tinh thuộc nhóm trong và nhóm ngoài. Hai nhóm này quay quanh hành tinh theo các quỹ đạo ngược chiều nhau, vì thế có thể xảy ra va chạm. Và vấn đề bắt đầu ở đây: Vệ tinh Valetudo thuộc nhóm vệ tinh ngoài, nhưng lại quay xung quanh sao Mộc theo chiều ngược lại đối với các vệ tinh còn lại. Do đó, có thể xảy ra va chạm và hậu quả là một hoặc cả hai vệ tinh bị phá hủy. Các nhà khoa học xác định hành vi của vệ tinh Valetudo như “đi ngược chiều trên đường cao tốc”.
Tuy nhiên từ nhiều năm nay, vệ tinh Valetudo vẫn di chuyển theo “quỹ đạo tự sát” và dường như “vẫn không hề hấn gì”. Vậy nó tồn tại như thế nào? “Sự va chạm không xảy ra quá thường xuyên, có lẽ một lần trong khoảng 1 tỉ năm” – ông Sheppard cho biết. “Khi điều đó xảy ra, chúng ta có thể phát hiện điều đó từ Trái đất; nhưng có lẽ nó không diễn ra trong tương lai gần” – ông Sheppard nói thêm.