Khám phá này của NASA đã gây kinh ngạc cho các nhà khoa học Trái đất, khi có tới 7 hành tinh giống Trái đất được phát hiện.
Tất cả các hành tinh này đều được tìm thấy quanh một ngôi sao chỉ cách Trái đất chưa đến 40 năm ánh sáng có tên là TRAPPIST-1. Sau đó, dự án SPECULOOS do EU tài trợ đã dựa trên khám phá này để tiếp tục nghiên cứu các hành tinh này.
Các nhà nghiên cứu đã dùng kính thiên văn trên mặt đất TRAPPIST và SPECULOOS và kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer để quan sát và tìm hiểu về hệ hành tinh TRAPPIST-1. Họ đã khám phá ra 7 hành tinh này có nhiều nước và có tính tổng thể hơn Trái đất.
Một số hành tinh trong đó có tới 5% khối lượng là nước, so với nước của các đại dương ở Trái đất thì gấp tới 250 lần. Những hành tinh ở xa hơn sao lùn TRAPPIST-1 có vẻ có bề mặt băng giá hơn còn các hành tinh gần với sao lùn thì có bầu khí quyển ẩm ướt và dày đặc hơn.

Cuộc sống số - Phát hiện thêm nhiều hành tinh giống với Trái đất

7 hành tinh giống Trái đất được phát hiện.

Một điểm khác biệt quan trọng của 7 hành tinh này là chúng không có bầu không khí giàu hydro như các hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt trời của chúng ta. Vì thế, chúng đem đến hi vọng về việc có thể các thành phần của những hành tinh này sẽ tương đồng với Trái đất và do đó, sự sống có thể tồn tại được.
NASA đã công bố phát hiện này của mình ngay tại trụ sở chính của NASA ở Washington và nhóm nghiên cứu khẳng định họ có thể kết luận sự sống có thể tồn tại trên hệ hành tinh TRAPPIST-1 hay không trong một thập kỷ. TRAPPIST-1 vốn là một ngôi sao lùn nhỏ hơn và mờ hơn Mặt trời, khối lượng lớn gấp 80 lần sao Mộc.
Lần đầu tiên khoa học Trái đất phát hiện ra TRAPPIST-1 là vào đầu năm 2016 và nó quá mờ nên không thể nhìn thấy được bằng kính hiển vi hay mắt thường.