Với lợi thế của một hãng điện tử hàng đầu thế giới, Samsung Pay đã dần thay đổi thói quen thanh toán tiền mặt của người dùng Việt, góp phần phổ cập xu hướng thanh toán di động.
Việt Nam vẫn được nhìn nhận là quốc gia sở hữu nhiều cơ hội cho công nghệ thanh toán qua thiết bị di động phát triển mạnh mẽ. Điều này đến từ sự cộng hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô, tiềm năng nội tại và tầm nhìn của các ngân hàng, hãng công nghệ và công ty tài chính.
Với vai trò là cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước đang xác lập và hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thanh toán không tiền mặt nói chung và thanh toán di động nói riêng. Một số mô hình mới đã được triển khai thí điểm tại nông thôn, vùng sâu vùng xa giúp phạm vi phủ sóng cải thiện qua từng ngày.
Quan trọng hơn, người tiêu dùng dần trút bỏ tâm lý hoài nghi và cho thấy thái độ cở mởi hơn với các phương thức thanh toán mới, theo nghiên cứu của Visa mới đây. Cụ thể, 90% người tiêu dùng sẵn sàng thử phương thức mới và 83% trong số này khẳng định nếu có cơ hội, họ sẽ chọn thanh toán di động thay cho tiền mặt.
Điểm cộng của thị trường còn thể hiện ở con số 72% người Việt Nam đang sử dụng điện thoại di động và đã tiếp cận dịch vụ viễn thông. Điện thoại thông minh sẽ trở thành công cụ hỗ trợ tích cực người dùng Việt Nam tiếp cận các giải pháp thanh toán phi tiền mặt, điển hình là phương thức thanh toán di động tiện lợi, an toàn như Samsung Pay.
“Thanh toán di động và ví điện tử là bước phát triển tất yếu của thế giới, mở ra một cuộc cách mạng toàn cầu về giao dịch thương mại. Việt Nam sẽ sớm bắt kịp xu hướng này bởi động lực từ cơ cấu dân số trẻ, hạ tầng tài chính hiện đại và đổi mới không ngừng”, ông Nguyễn Quang Hiền Huy – Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành ngành hàng thiết bị di động Công ty Điện tử Samsung Vina – nhận định.
Bắt tay vào lộ trình này cách đây 10 tháng, Samsung Pay nay đã mở rộng liên kết với 15 ngân hàng gồm Agribank, Vietcombank, Techcombank…và 3 tổ chức chuyển mạch thẻ như Napas, Visa, Mastercard… Quyết tâm chinh phục thị trường càng dâng cao khi hãng công nghệ này chọn hợp tác với nhóm nhà băng chiếm đến 75% thị trường thẻ thanh toán nội địa.
Samsung đặt mục tiêu đến năm 2020, cứ ba người Việt sở hữu điện thoại thông minh sẽ có một người dùng ứng dụng thanh toán di động. Thế nhưng, ít người biết rằng trước khi đến với lộ trình hai năm tiếp theo này, Samsung đã trải qua không ít thách thức trong hành trình khai phá một lĩnh vực mới mẻ.
Thách thức đầu tiên là thói quen dùng tiền mặt của người Việt. Khảo sát của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy, bình quân mỗi người Việt thực hiện chưa đến 5 giao dịch phi tiền mặt trong năm 2017. Con số này thấp hơn rất nhiều so với các nước láng giềng như Thái Lan xấp xỉ 60 lần, Malaysia 89 lần, Trung Quốc 26 lần…
Phần đông người tiêu dùng vẫn chưa am hiểu các phương thức thanh toán mới và kiên định thói quen chi tiêu bằng tiền mặt, đặc biệt tại khu vực nông thôn – nơi lượng người không có tài khoản ngân hàng còn rất lớn.
Nhìn thấy thực tế này, Samsung đã hợp tác mạnh mẽ hơn với ngân hàng, các công ty Fintech và điểm bán lẻ nhằm hướng đến mục tiêu ứng dụng thanh toán của hãng này sẽ được chấp nhận như một phương thức phổ thông.
“Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, xu hướng sử dung điện thoại thông minh trong các giao dịch tài chính ngày càng trở lên phổ biến. Samsung là tổ chức có những bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển các ứng dụng thanh toán trên điện thoại, đáp ứng nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng trên thế giới nói chung và tại thị trường Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn Samsung như một đối tác chiến lược để phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt”, đại diện Shinhanbank – một trong những đối tác của Samsung, cho biết.
Bảo mật cũng là câu hỏi lớn mà nhiều người đặt ra. Samsung xóa bỏ lo lắng của người tiêu dùng về mức độ an toàn và bảo mật thông tin nhờ sử dụng công nghệ số hóa tokenization và các phương pháp xác thực sinh trắc học vân tay, mống mắt hoặc mã PIN. Ứng dụng cũng phù hợp với hạ tầng thanh toán thẻ ở Việt Nam khi có đến 98% trong tổng số 270.600 máy quẹt thẻ sử dụng công nghệ truyền dữ liệu an toàn qua từ tính (MST).
Chưa dừng lại ở đó, đối với thiết bị thanh toán, Samsung dự kiến phát triển trên nhiều sản phẩm khác trong hệ sinh thái của mình. Điển hình trong số này là đồng hồ thông minh Gear S3. Hãng cam kết liên tục mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng thông qua việc mở rộng dịch vụ thanh toán bao gồm thẻ quà tặng, tính năng khách hàng thân thiết… để không chỉ dừng lại ở thẻ ghi nợ và tín dụng.
“Chúng tôi muốn đơn giản hóa ví tiền, tiết kiệm thời gian và không phát sinh chi phí của người dùng sau mỗi lần chạm nhẹ”, ông Huy nêu lên kỳ vọng của hãng ở ứng dụng Samsung Pay.
Không chỉ là phương thức của giới trẻ năng động hiện đại, yêu thích và nhạy bén với công nghệ, Samsung Pay còn tiếp cận đến đa dạng phần khúc, từ nhân viên văn phòng đến doanh nhân.
Nguyễn Thị Tĩnh là nhân viên văn phòng tại công ty của Nhật tại Đồng Nai. Lần đầu tiên sở hữu smartphone và được giới thiệu khái niệm thanh toán bằng điện thoại tích hợp sẵn ứng dụng Samsung Pay, cô khá hoài nghi. Sau cảm giác bất ngờ khi không cần đếm tiền mà vẫn mua được túi gạo chục cân trong một cửa hàng cạnh trung tâm điện máy, Tĩnh cho biết cô đã “nghiện” ứng dụng này.
Tĩnh là một trong số hơn 400.000 người dùng Việt Nam chuyển từ bán tín bán nghi thành “tín đồ” trung thành của Samsung Pay. Từ khi ứng dụng thanh toán di động này được triển khai vào tháng 9/2017, số lượng đăng ký lẫn giao dịch thành công đều tăng trưởng khả quan chỉ trong thời gian ngắn, song song đó là phạm vi và đối tượng tham gia cũng được mở rộng. Đến nay, tổng giá trị giao dịch qua Samsung Pay đã lên đến 350 tỷ đồng.
Nằm trong kế hoạch nâng cao trải nghiệm người dùng, ngày 16/5 vừa qua, Samsung đã tích hợp thêm các tính năng mới cho ứng dụng thanh toán này. Nổi bật nhất là khả năng kết nối điện thoại với đồng hồ thông minh Gear S3 để thanh toán với Samsung Pay. Hãng điện tử Hàn Quốc cũng cam kết sẽ tích hợp ứng dụng này trên nhiều sản phẩm khác nữa trong hệ sinh thái của mình.
Ngoài ra, các chủ thẻ ATM của Ngân hàng Shinhancó thể thực hiện rút tiền bằng Samsung Pay tại các máy ATM. Thêm vào đó, với tính năng thêm và quản lý thẻ thành viên của Samsung Pay, khách hàng không cần phải nhiều loại thẻ thành viên, thẻ tích điểm, thẻ ưu đãi… mà chỉ cần nhập các thông tin lên Samsung Pay. Ứng dụng cho phép khách hàng tích điểm ngay trên điện thoại vào thẻ thành viên đã được đăng ký. Clip minh họa
Ông Sean Preston – Giám đốc Visa Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia cho biết: “Thương mại đang phát triển với tốc độ chóng mặt và chính phủ Việt Nam cũng đặt mục tiêu tiến đến xây dựng xã hội không tiền mặt vào năm 2020. Tròng bối cảnh đó Samsung Pay là ví dụ điển hình cần thiết để đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế”.
Samsung Pay được cài đặt sẵn trên hầu hết dòng smartphone cao cấp của Samsung, bao gồm Galaxy S6edge+, Galaxy S7, Galaxy S7edge, Galaxy S8, Galaxy S8+, Galaxy Note5, Galaxy Note8, Galaxy S9 và S9+ và một số mẫu smartphone cận cao cấp Galaxy A. Samsung Pay cũng tương thích với đồng hồ thông minh Samsung Gear S3.
VietBao.vn