Christopher Wray cho biết, FBI từ lâu vẫn lo ngại những công ty có liên hệ với các chính phủ nước ngoài không cùng chia sẻ giá trị với nước Mỹ nhưng lại muốn kiểm soát bên trong mạng viễn thông của Mỹ. Theo ông Wray, điều này tạo điều kiện cho các chính phủ nước ngoài tiến hành các hoạt động gián điệp mà không bị phát hiện, đồng thời mang lại cho những nước này khả năng gây áp lực hoặc kiểm soát đối với kinh tế Mỹ.

Không chỉ với riêng ZTE, vào hồi giữa tháng 2 vừa qua,  Christopher Wray cũng đã lên tiếng cảnh báo người dân nước này không nên sử dụng các sản phẩn và dịch vụ của Huawei, cũng là một nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc.
Theo ông Christopher Wray, việc Huawei và ZTE lấn sâu vào thị trường sẽ tạo ra áp lực hoặc kiểm kiểm soát hạ tầng viễn thông Mỹ, thực hiện những hành vi như sửa đổi, đánh cắp dữ liệu, gián điệp.

Sau Huawei, Cuc Dieu tra Lien bang My tiep tuc "quan ngai sau sac" voi ZTEGiám đốc FBI, Christopher Wray

Được biết, ngoài FBI, các nhà lập pháp Mỹ cũng đã bày tỏ quan điểm phản đối trước động thái này của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo các nhà lập pháp Mỹ, đây là một sự “đảo ngược chính sách”, một sự “nương tay không cần thiết” khi các vi phạm của ZTE được chứng minh là có thể đe dọa nghiêm trọng đến an ninh Mỹ.  
ZTE là một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Hãng có tới 70.000 nhân viên trên toàn cầu. Tuy nhiên, sau khi bị phát hiện vi phạm các quy định xuất khẩu của Mỹ, ZTE đã liên tiếp phải đón nhận “thảm họa” như:

Bị phạt 900 triệu USD
Vào đầu tháng 3/2017, ZTE bị Mỹ phạt 900 triệu USD vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ tại Iran. Theo đó, ZTE bị cáo buộc vi phạm về hạn chế buôn bán hàng hóa và kiểm soát xuất khẩu. Trong suốt thời gian từ năm 2010 đến đầu năm 2016, ZTE đã bán phần cứng và phần mềm do các công ty công nghệ tại Mỹ chế tạo cho nhà mạng viễn thông lớn nhất ở Iran.
Trong vụ việc này, ZTE đã thừa nhận có sai phạm với ba cáo buộc, trong đó có hành vi cản trở pháp luật khi che giấu thông tin với các nhà điều tra liên bang. Họ sẽ phải trả khoản tiền phạt 892 triệu USD, cùng với đó là mức phạt 300 triệu USD được treo trong 7 năm nếu ZTE không tuân thủ quyết định của phía Mỹ.
Trước đó, các nhà điều tra đã phát hiện ZTE đã chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp các lô hàng trị giá khoảng 32 triệu USD mà không có giấy tờ hợp lệ. Các mặt hàng xuất khẩu trái phép bao gồm các bộ định tuyến, bộ vi xử lý, máy chủ được Mỹ kiểm soát nghiêm ngặt vì lý do an ninh và chống khủng bố.
Điều đó cho thấy công ty này hoàn toàn ý thức được việc kinh doanh của mình đã vi phạm các điều cấm. Ngay trong tháng 3/2016, Bộ thương mại Mỹ đã áp dụng một số hạn chế xuất khẩu đối với doanh nghiệp viễn thông này.
Ông Zhao Xianming, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành ZTE cho biết trong một tuyên bố: “ZTE thừa nhận có sai phạm và xin chịu trách nhiệm về những hành vi này và giữ cam kết hướng đến thay đổi tích cực tại công ty.”
Lệnh cấm kéo dài 7 năm
Tròn 1 năm sau khi bị phạt 900 triệu USD, trong tháng 3 vừa qua, Mỹ đã ban hành lệnh cấm các công ty công nghệ trong nước bán linh kiện cho ZTE trong khoảng thời gian 7 năm. Lệnh cấm này đồng nghĩa với việc ZTE sẽ không thể sử dụng các bộ vi xử lý Snapdragon của Qualcomm nữa. Trong khi ZTE có thể tìm đến nhà sản xuất MediaTek để thay thế, nhưng những dòng smartphone cao cấp như Axon 9 với chip Snapdragon 845 có thể sẽ bị khai tử dù chưa ra mắt.
Ngoài lệnh cấm, ZTE được yêu cầu phải sa thải 4 giám đốc cấp cao và 35 nhân viên khác thuộc các nhà cung ứng tại Mỹ.
Động thái này nhằm ngăn chặn việc ZTE can thiệp vào các công ty cung ứng tại Mỹ. Tuy nhiên, ZTE đã không tuân thủ theo đề nghị của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Kết quả là Mỹ thông báo cho tất cả các công ty trong nước cấm bán linh kiện cho ZTE, trong thời gian 7 năm.
Quyết định này có ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất các thiết bị viễn thông và smartphone của ZTE, bởi ước tính khoảng 25 – 30% linh kiện trong các thiết bị của ZTE được cung ứng bởi các nhà sản xuất tại Mỹ.
Các hoạt động kinh doanh chính bị ngừng lại
Chỉ vài tháng sau lệnh cấm có hiệu lực, ZTE chính thức thông báo các hoạt động kinh doanh chính của hãng này đã bị ngừng lại.
Theo đó, ZTE đã phải tắt trang web trực tuyến của mình cũng như gỡ danh sách sản phẩm khỏi các nhà bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc như nền tảng Taobao của Alibaba Group. Thay vì cung cấp điện thoại ZTE, các trang web nói rằng trang đang được cập nhật.
Sự việc còn nghiêm trọng hơn khi ZTE dường như đã mất quyền truy cập vào một phần chuỗi cung ứng của mình tại Mỹ, bao gồm chip Snapdragon của Qualcomm và giấy phép cho phép cài đặt phiên bản Google Play Service của hệ điều hành Android nguồn mở. Đồng nghĩa với việc smartphone của ZTE sẽ không có các phần mềm quan trọng của Google, như Play Store hay Gmail.
Lê Hường (tổng hợp) .

VietBao.vn