Thay bằng quỳ lạy, xin xỏ, giáo viên nên cùng nhà trường, chủ đầu tư thuyết phục và cố gắng hoàn thành đủ yêu cầu, điều kiện theo quy định, Thạc sĩ Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục nhận định.
Thạc sĩ Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục. Ảnh: NV
“Tại sao giáo viên phải quỳ để xin được dạy học? Đây là hiện tượng hy hữu chưa từng xảy ra trong ngành giáo dục bao giờ”, nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục sửng sốt bày tỏ khi biết thông tin về việc các cô giáo ở Nhóm trẻ mầm non Tuổi Thơ (thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) quỳ, lạy đoàn công tác để xin dạy trẻ vào ngày 12.6 vừa qua.
Bà Loan bày tỏ: Cấp học giáo dục mầm non đang rất khó khăn về trường, lớp và đội ngũ giáo viên. Vì thế, chủ trương xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là quan tâm tới giáo dục mầm non, đang là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Từ đó, các tỉnh cần tạo điều kiện tốt nhất cho cơ sở mầm non tư thục để tham gia vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em, giảm bớt sự quả tải ở các cơ sở công lập.
“Trong quá trình xây dựng nếu có khúc mắc, khó khăn thì địa phương cần tạo điều kiện theo hướng khắc phục chứ không nên ra quyết định theo hướng làm khó cho các chủ đầu tư. Ví dụ như bây giờ doanh nghiệp đã bỏ nhiều tỉ đồng để đầu tư cơ sở vật chất khang trang, tỉnh lại yêu cầu làm thủ tục đấu giá đất, trong khi ban đầu, đó là một mảnh đất nằm ở vị trí không thuận lợi, không ai nhìn ngó đến, thì đúng là rất khó cho doanh nghiệp”, bà Loan phân tích.
Nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục cũng trăn trở: “Đây là một bài toán cần sự giải quyết hợp tình, hợp lý của các cơ quan quản lý. Giờ yêu cầu đóng cửa thì doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ vỡ nợ hoặc tổn thất nặng nề về mặt kinh tế. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng cần đáp ứng yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình dạy và học. Nếu không đáp ứng được điều kiện cần thiết thì vẫn có thể dừng chiêu sinh nhưng không nên quá nặng nề như dọa đóng cửa”.
Bàn về việc các cô giáo quỳ, lạy để xin tiếp tục được dạy học, bà Loan đánh giá có thể đây là những hành động nghĩ chưa xa, là hành động bộc phát, tức thời. Các giáo viên phải biết mình tham gia vào giáo dục mầm non để góp phần nâng cao dân trí và tạo điểu kiện để phụ huynh có chỗ gửi con và các con được học hành theo chương trình và phát triển đầy đủ thì cớ gì mình phải đi xin xỏ?
Thay bằng quỳ lạy, xin xỏ, giáo viên, đặc biệt là hiệu trưởng nhà trường phải thuyết phục các bên cơ quan chức năng về mục đích giáo dục tốt đẹp của nhà trường và cố gắng cùng chủ đầu tư hoàn thành đủ yêu cầu, điều kiện theo quy định.
Theo Lao Động
Thạc sĩ Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục. Ảnh: NV
“Tại sao giáo viên phải quỳ để xin được dạy học? Đây là hiện tượng hy hữu chưa từng xảy ra trong ngành giáo dục bao giờ”, nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục sửng sốt bày tỏ khi biết thông tin về việc các cô giáo ở Nhóm trẻ mầm non Tuổi Thơ (thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) quỳ, lạy đoàn công tác để xin dạy trẻ vào ngày 12.6 vừa qua.
Bà Loan bày tỏ: Cấp học giáo dục mầm non đang rất khó khăn về trường, lớp và đội ngũ giáo viên. Vì thế, chủ trương xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là quan tâm tới giáo dục mầm non, đang là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Từ đó, các tỉnh cần tạo điều kiện tốt nhất cho cơ sở mầm non tư thục để tham gia vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em, giảm bớt sự quả tải ở các cơ sở công lập.
“Trong quá trình xây dựng nếu có khúc mắc, khó khăn thì địa phương cần tạo điều kiện theo hướng khắc phục chứ không nên ra quyết định theo hướng làm khó cho các chủ đầu tư. Ví dụ như bây giờ doanh nghiệp đã bỏ nhiều tỉ đồng để đầu tư cơ sở vật chất khang trang, tỉnh lại yêu cầu làm thủ tục đấu giá đất, trong khi ban đầu, đó là một mảnh đất nằm ở vị trí không thuận lợi, không ai nhìn ngó đến, thì đúng là rất khó cho doanh nghiệp”, bà Loan phân tích.
Nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục cũng trăn trở: “Đây là một bài toán cần sự giải quyết hợp tình, hợp lý của các cơ quan quản lý. Giờ yêu cầu đóng cửa thì doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ vỡ nợ hoặc tổn thất nặng nề về mặt kinh tế. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng cần đáp ứng yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình dạy và học. Nếu không đáp ứng được điều kiện cần thiết thì vẫn có thể dừng chiêu sinh nhưng không nên quá nặng nề như dọa đóng cửa”.
Bàn về việc các cô giáo quỳ, lạy để xin tiếp tục được dạy học, bà Loan đánh giá có thể đây là những hành động nghĩ chưa xa, là hành động bộc phát, tức thời. Các giáo viên phải biết mình tham gia vào giáo dục mầm non để góp phần nâng cao dân trí và tạo điểu kiện để phụ huynh có chỗ gửi con và các con được học hành theo chương trình và phát triển đầy đủ thì cớ gì mình phải đi xin xỏ?
Thay bằng quỳ lạy, xin xỏ, giáo viên, đặc biệt là hiệu trưởng nhà trường phải thuyết phục các bên cơ quan chức năng về mục đích giáo dục tốt đẹp của nhà trường và cố gắng cùng chủ đầu tư hoàn thành đủ yêu cầu, điều kiện theo quy định.
Theo Lao Động