Root, mở khoá bootloader, jailbreak – có rất nhiều cụm từ để chỉ việc chiếm quyền admin trên điện thoại. Nói một cách dễ hiểu, đó là hành động mở phần mềm hệ thống của một chiếc smartphone để bạn có thể nắm nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các tính năng và chức năng hệ thống.
Người dùng Android khá may mắn khi việc root dễ dàng hơn hầu hết các loại smartphone khác (dù một số trường hợp vẫn khiến các nhà phát triển/hacker phải vò đầu bứt tóc), bởi việc thay đổi mô hình cấp quyền Linux mà hệ điều hành Android đang sử dụng cũng dễ như việc đặt một tập tin rất nhỏ vào thư mục hệ thống. Nhưng với nhiều điện thoại, hành động này không được nhanh gọn như vậy bởi thiết kế máy.
Có nhiều điện thoại từ các hãng như Google, HTC, Motorola, và một số thương hiệu ít nổi tiếng khác cho phép bạn mở khoá bootloader mà không cần sử dụng bất kỳ mánh khoé nào. Mọi thứ đều nằm trong phần cài đặt Android, bạn chỉ cần tìm và nhấn nút, đồng ý với các cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra, và sau đó chiếc smartphone của bạn sẽ có thể nạp bất kỳ phần mềm nào được đặt vào đúng vị trí trong phân vùng boot của máy. Tất nhiên, mở khoá bootloader cũng có một vài tác dụng phụ, như Android Pay sẽ không hoạt động nữa, nhưng bù lại, chiếc điện thoại nay hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của bạn, cho phép bạn cài đặt bất kỳ thứ gì mình muốn, và việc đặt một tập tin nào đó vào phân vùng hệ thống để root máy không còn bị cấm cản nữa (dù không phải lúc nào cũng dễ dàng).
Những điện thoại khác lại không cho phép làm vậy, và bạn chỉ có thể nạp một phiên bản hệ điều hành đã được phát triển bởi chính nhà máy mà nó được sản xuất. Một phần lý do của điều này là vì quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. Nếu một người dùng – dù là người thực hay một phần mềm muốn truy xuất dữ liệu – đã nắm được quyền root của máy, họ có thể tìm thấy mọi dữ liệu cá nhân trên máy đó. Sẽ rất tuyệt nếu các công ty sản xuất điện thoại làm vậy chỉ vì quan tâm đến quyền riêng tư của chúng ta, nhưng ngoài lý do nêu trên, việc điện thoại bị khoá bootloader lại nhằm phục vụ cho chính các công ty đó.
Các công ty sản xuất điện thoại ghét root
Quay ngược lại năm 2010, khi chiếc điện thoại Android đầu tiên – T-Mobile G1 – ra mắt. Đây là chiếc điện thoại hoành tráng nhất thời bấy giờ, chạy Android, và… gần như khiến toàn bộ mạng di động sụp đổ. Tại sao vậy?
Android thời đó có một ứng dụng gọi là G Chat. Nó là ông tổ của Hangouts, và mọi điện thoại Android (thực ra chỉ có G1 mà thôi) được cài sẵn ứng dụng này. Lúc này Google vẫn chưa thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng, và có vẻ chẳng có bài test nào được tiến hành để xem G Chat sẽ ảnh hưởng thế nào đến mạng 3G mới toanh siêu nhanh mà T-Mobile mới ra mắt. G Chat sẽ “bắn liên thanh” các gói dữ liệu – rất tuyệt đối với những người dùng muốn có một trình nhắn tin siêu nhanh – nhưng lại gây sập mạng T-Mobile ở các thành phố như Chicago và Washington. Đó là một lỗi nhỏ, nhưng ảnh hưởng lớn.
Dù người dùng với quyền root không gây việc này, nhưng nó lại khiến các nhà mạng lo lắng khi “chứa chấp” các điện thoại Android trong mạng của họ. Các smartphone từ HTC, Motorola và Samsung lúc này được tung ra ngày càng nhiều, và chẳng ai muốn sự cố sập mạng lặp lại, do đó các nhà mạng bắt đầu tiến hành thử nghiệm nghiêm ngặt và yêu cầu chứng nhận đối với các điện thoại Android hoạt động trong mạng lưới của họ. Một phần trong chứng nhận này là phải đảm bảo người dùng không thể truy cập hệ thống và thay đổi cách thức hoạt động của máy – có nghĩa là phần mềm phải bị khoá lại để những kiểu cài đặt như với G Chat không thể được thực hiện.
Ngày nay, bên cạnh nỗi lo trên, các nhà mạng còn lo lắng rằng ai đó sẽ có thể “đánh cắp” dữ liệu di động bằng cách sử dụng dữ liệu đó để tether một laptop hay tablet thay vì sử dụng nó trực tiếp trên điện thoại, thay đổi cài đặt APN để có quyền ưu tiên cao hơn, hay thậm chí là thay đổi các cài đặt để gửi tin nhắn SMS và MMS miễn phí.
Các nhà mạng phải lo cho mạng lưới của họ bởi nếu nó sập quá thường xuyên, khách hàng sẽ chuyển sang đối thủ khác. Chúng ta đều biết hệ thống “điểm ưu tiên khách hàng lâu năm” sẽ chẳng còn được ai quan tâm nếu người ta tìm được cách để có được những ưu đãi nhiều hơn những gì họ phải trả, do đó việc khoá các cài đặt và quyền hạn người dùng là cần thiết. Việc này còn có nghĩa là các nhà mạng được quyết định ứng dụng nào bạn có thể gỡ bỏ hoặc thay đổi, và họ sẽ kiểm được rất nhiều tiền từ các ứng dụng được cài đặt sẵn.
Các hãng sản xuất chip cũng ghét root không kém
Công ty sản xuất điện thoại thực ra chỉ sản xuất một phần của nó mà thôi. Những thứ như vi xử lý, modem, hay thậm chí là các thiết bị lưu trữ được họ mua với số lượng lớn và dùng trong quy trình lắp ráp hoàn thiện. Ngay cả Samsung, hãng sản xuất nhiều linh kiện độc lập trong nhiều smartphone, cũng sử dụng các linh kiện mua từ Qualcomm, Broadcom, Toshiba, hay thậm chí là LG.
Những công ty này đều e ngại việc bạn “vọc” firmware do họ làm ra và muốn điện thoại của bạn phải được khoá chặt.
Hầu hết mọi người sẽ không táy máy với những thứ như chỉnh sửa driver của GPU, dù họ có khả năng làm được. Nhưng hầu hết không phải là tất cả, và các công ty công nghệ luôn tìm cách làm mọi thứ có thể để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Nếu bạn truy cập được vào hệ thống và bẻ khoá được một bytecode nào đó – vốn được các hãng “để dành” cho trường hợp cần chỉnh sửa hệ thống – bạn sẽ thấy được những gì họ làm. Các công ty công nghệ luôn cạnh tranh khốc liệt với nhau, và nếu bạn biết chính xác một trong số họ làm được những gì với những thứ họ đã đăng ký bằng sáng chế, các công ty khác sẽ cực kỳ vui mừng tìm đến bạn, cho bạn một khoản tiền hay quà cáp để bạn “tuồn” thông tin ra.
Việc biết chính xác một thứ hoạt động như thế nào sẽ giúp bạn dễ dàng sao chép nguyên trạng với một số thay đổi rất nhỏ hòng né tránh khoản tiền tác quyền. Các công ty công nghệ thích tiền tác quyền, bởi chúng sẽ mang lại cho họ nhiều thu nhập hơn so với việc chỉ bán sản phẩm. Tác quyền là một thứ họ đều muốn bảo vệ, do đó họ làm mọi việc – từ không cấp phép để phân phối các tập tin, cho đến khoá cứng và mã hoá bootloader!
Ngay cả Google cũng không thích root
Kể từ chiếc Nexus One, mọi điện thoại “chính chủ” của Google đều có bootloader khá dễ mở khoá. Google cung cấp cho bạn các công cụ và hướng dẫn để mở khoá bootloader, không chấm dứt bảo hành khi bạn làm điều này, nhưng mặt khác, Google muốn bạn đừng làm vậy thì tốt hơn.
Những chiếc điện thoại đã root có thể gây ra nhiều rắc rối. Những rắc rối – khi đủ nghiêm trọng và phổ biến – sẽ bị đưa lên báo. Các công ty như Netflix khá lưỡng lự trong việc tung ra phần mềm cho người dùng Android vì sợ gặp phải “các vấn đề” như bị trộm các bộ phim được tối ưu cho màn hình nhỏ, hay tải phim thông qua kết nối di động thay vì tải về các tập tin đầy đủ. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng Netflix không sai vì Android vốn “nổi tiếng” là thứ được các hacker lợi dụng để phá hoại và trộm cắp “miếng cơm manh áo” của người khác.
Google cho nhiều công ty sử dụng Android bởi mục tiêu ban đầu của hãng là thu hút người dùng các dịch vụ của mình, cũng như xem các quảng cáo Google càng nhiều càng tốt. Có nghĩa là Android cần phải trở nên phổ biến một cách không tưởng, và để được như vậy, nó cần các ứng dụng như Netflix. Không ai tại Google quan tâm việc bạn root điện thoại và chỉnh sửa tập tin một tựa game chơi đơn để có nhân vật bất tử hay tiền vô hạn, nhưng họ lại quan tâm đến những người tìm cách hack Netflix – mà quan trọng hơn cả là họ e ngại rằng Netflix sẽ nghĩ người dùng Android luôn tìm cách hack ứng dụng của mình. Google muốn Netflix yêu Android như Google yêu đứa con tinh thần của mình vậy.
Quyền riêng tư của bạn cũng là một lý do
Mọi hãng sản xuất đều muốn bạn vui vẻ khi dùng Android, nhưng cũng muốn bảo vệ những dữ liệu riêng tư được riêng tư và bảo mật. Có nghĩa là họ không muốn root điện thoại trở thành một điều đơn giản ai cũng làm được mà chẳng cần biết về những rủi ro. Google, Samsung, Motorola, LG và mọi thương hiệu khác liên quan Android, dù thuộc phân khúc bình dân hay cao cấp, đều suy nghĩ như vậy.
Các công ty cần bảo vệ tài khoản ngân hàng của mình, nhưng phần lớn thời gian mọi người điều hành và làm việc cho các công ty này cũng muốn bạn yêu thích việc sử dụng các sản phẩm của họ. Sau khi đã làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ những khoản đầu tư và lợi nhuận, họ muốn bạn nghĩ rằng sản phẩm của họ an toàn để sử dụng. Với Toyota, điều đó có nghĩa là làm ra những chiếc Prius hay Corolla không tăng tốc một cách ngẫu hứng. Với ZTE, đó là làm ra những chiếc điện thoại mà malware không thể xâm nhập được.
Một số người không nên sở hữu một chiếc điện thoại đã root, bởi để bảo vệ họ, bạn sẽ tốn nhiều công sức hơn nữa. Chúng ta có lẽ không ai vui vẻ với những lý do tại sao root điện thoại lại khó đến vậy, nhưng xét cho cùng, chúng ta cũng nên vui rằng các công ty sản xuất điện thoại đã quan tâm đến quyền riêng tư của chúng ta, không nhiều thì ít!
Minh.T.T
Người dùng Android khá may mắn khi việc root dễ dàng hơn hầu hết các loại smartphone khác (dù một số trường hợp vẫn khiến các nhà phát triển/hacker phải vò đầu bứt tóc), bởi việc thay đổi mô hình cấp quyền Linux mà hệ điều hành Android đang sử dụng cũng dễ như việc đặt một tập tin rất nhỏ vào thư mục hệ thống. Nhưng với nhiều điện thoại, hành động này không được nhanh gọn như vậy bởi thiết kế máy.
Có nhiều điện thoại từ các hãng như Google, HTC, Motorola, và một số thương hiệu ít nổi tiếng khác cho phép bạn mở khoá bootloader mà không cần sử dụng bất kỳ mánh khoé nào. Mọi thứ đều nằm trong phần cài đặt Android, bạn chỉ cần tìm và nhấn nút, đồng ý với các cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra, và sau đó chiếc smartphone của bạn sẽ có thể nạp bất kỳ phần mềm nào được đặt vào đúng vị trí trong phân vùng boot của máy. Tất nhiên, mở khoá bootloader cũng có một vài tác dụng phụ, như Android Pay sẽ không hoạt động nữa, nhưng bù lại, chiếc điện thoại nay hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của bạn, cho phép bạn cài đặt bất kỳ thứ gì mình muốn, và việc đặt một tập tin nào đó vào phân vùng hệ thống để root máy không còn bị cấm cản nữa (dù không phải lúc nào cũng dễ dàng).
Những điện thoại khác lại không cho phép làm vậy, và bạn chỉ có thể nạp một phiên bản hệ điều hành đã được phát triển bởi chính nhà máy mà nó được sản xuất. Một phần lý do của điều này là vì quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. Nếu một người dùng – dù là người thực hay một phần mềm muốn truy xuất dữ liệu – đã nắm được quyền root của máy, họ có thể tìm thấy mọi dữ liệu cá nhân trên máy đó. Sẽ rất tuyệt nếu các công ty sản xuất điện thoại làm vậy chỉ vì quan tâm đến quyền riêng tư của chúng ta, nhưng ngoài lý do nêu trên, việc điện thoại bị khoá bootloader lại nhằm phục vụ cho chính các công ty đó.
Các công ty sản xuất điện thoại ghét root
Quay ngược lại năm 2010, khi chiếc điện thoại Android đầu tiên – T-Mobile G1 – ra mắt. Đây là chiếc điện thoại hoành tráng nhất thời bấy giờ, chạy Android, và… gần như khiến toàn bộ mạng di động sụp đổ. Tại sao vậy?
Android thời đó có một ứng dụng gọi là G Chat. Nó là ông tổ của Hangouts, và mọi điện thoại Android (thực ra chỉ có G1 mà thôi) được cài sẵn ứng dụng này. Lúc này Google vẫn chưa thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng, và có vẻ chẳng có bài test nào được tiến hành để xem G Chat sẽ ảnh hưởng thế nào đến mạng 3G mới toanh siêu nhanh mà T-Mobile mới ra mắt. G Chat sẽ “bắn liên thanh” các gói dữ liệu – rất tuyệt đối với những người dùng muốn có một trình nhắn tin siêu nhanh – nhưng lại gây sập mạng T-Mobile ở các thành phố như Chicago và Washington. Đó là một lỗi nhỏ, nhưng ảnh hưởng lớn.
Dù người dùng với quyền root không gây việc này, nhưng nó lại khiến các nhà mạng lo lắng khi “chứa chấp” các điện thoại Android trong mạng của họ. Các smartphone từ HTC, Motorola và Samsung lúc này được tung ra ngày càng nhiều, và chẳng ai muốn sự cố sập mạng lặp lại, do đó các nhà mạng bắt đầu tiến hành thử nghiệm nghiêm ngặt và yêu cầu chứng nhận đối với các điện thoại Android hoạt động trong mạng lưới của họ. Một phần trong chứng nhận này là phải đảm bảo người dùng không thể truy cập hệ thống và thay đổi cách thức hoạt động của máy – có nghĩa là phần mềm phải bị khoá lại để những kiểu cài đặt như với G Chat không thể được thực hiện.
Ngày nay, bên cạnh nỗi lo trên, các nhà mạng còn lo lắng rằng ai đó sẽ có thể “đánh cắp” dữ liệu di động bằng cách sử dụng dữ liệu đó để tether một laptop hay tablet thay vì sử dụng nó trực tiếp trên điện thoại, thay đổi cài đặt APN để có quyền ưu tiên cao hơn, hay thậm chí là thay đổi các cài đặt để gửi tin nhắn SMS và MMS miễn phí.
Các nhà mạng phải lo cho mạng lưới của họ bởi nếu nó sập quá thường xuyên, khách hàng sẽ chuyển sang đối thủ khác. Chúng ta đều biết hệ thống “điểm ưu tiên khách hàng lâu năm” sẽ chẳng còn được ai quan tâm nếu người ta tìm được cách để có được những ưu đãi nhiều hơn những gì họ phải trả, do đó việc khoá các cài đặt và quyền hạn người dùng là cần thiết. Việc này còn có nghĩa là các nhà mạng được quyết định ứng dụng nào bạn có thể gỡ bỏ hoặc thay đổi, và họ sẽ kiểm được rất nhiều tiền từ các ứng dụng được cài đặt sẵn.
Các hãng sản xuất chip cũng ghét root không kém
Công ty sản xuất điện thoại thực ra chỉ sản xuất một phần của nó mà thôi. Những thứ như vi xử lý, modem, hay thậm chí là các thiết bị lưu trữ được họ mua với số lượng lớn và dùng trong quy trình lắp ráp hoàn thiện. Ngay cả Samsung, hãng sản xuất nhiều linh kiện độc lập trong nhiều smartphone, cũng sử dụng các linh kiện mua từ Qualcomm, Broadcom, Toshiba, hay thậm chí là LG.
Những công ty này đều e ngại việc bạn “vọc” firmware do họ làm ra và muốn điện thoại của bạn phải được khoá chặt.
Hầu hết mọi người sẽ không táy máy với những thứ như chỉnh sửa driver của GPU, dù họ có khả năng làm được. Nhưng hầu hết không phải là tất cả, và các công ty công nghệ luôn tìm cách làm mọi thứ có thể để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Nếu bạn truy cập được vào hệ thống và bẻ khoá được một bytecode nào đó – vốn được các hãng “để dành” cho trường hợp cần chỉnh sửa hệ thống – bạn sẽ thấy được những gì họ làm. Các công ty công nghệ luôn cạnh tranh khốc liệt với nhau, và nếu bạn biết chính xác một trong số họ làm được những gì với những thứ họ đã đăng ký bằng sáng chế, các công ty khác sẽ cực kỳ vui mừng tìm đến bạn, cho bạn một khoản tiền hay quà cáp để bạn “tuồn” thông tin ra.
Việc biết chính xác một thứ hoạt động như thế nào sẽ giúp bạn dễ dàng sao chép nguyên trạng với một số thay đổi rất nhỏ hòng né tránh khoản tiền tác quyền. Các công ty công nghệ thích tiền tác quyền, bởi chúng sẽ mang lại cho họ nhiều thu nhập hơn so với việc chỉ bán sản phẩm. Tác quyền là một thứ họ đều muốn bảo vệ, do đó họ làm mọi việc – từ không cấp phép để phân phối các tập tin, cho đến khoá cứng và mã hoá bootloader!
Ngay cả Google cũng không thích root
Kể từ chiếc Nexus One, mọi điện thoại “chính chủ” của Google đều có bootloader khá dễ mở khoá. Google cung cấp cho bạn các công cụ và hướng dẫn để mở khoá bootloader, không chấm dứt bảo hành khi bạn làm điều này, nhưng mặt khác, Google muốn bạn đừng làm vậy thì tốt hơn.
Những chiếc điện thoại đã root có thể gây ra nhiều rắc rối. Những rắc rối – khi đủ nghiêm trọng và phổ biến – sẽ bị đưa lên báo. Các công ty như Netflix khá lưỡng lự trong việc tung ra phần mềm cho người dùng Android vì sợ gặp phải “các vấn đề” như bị trộm các bộ phim được tối ưu cho màn hình nhỏ, hay tải phim thông qua kết nối di động thay vì tải về các tập tin đầy đủ. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng Netflix không sai vì Android vốn “nổi tiếng” là thứ được các hacker lợi dụng để phá hoại và trộm cắp “miếng cơm manh áo” của người khác.
Google cho nhiều công ty sử dụng Android bởi mục tiêu ban đầu của hãng là thu hút người dùng các dịch vụ của mình, cũng như xem các quảng cáo Google càng nhiều càng tốt. Có nghĩa là Android cần phải trở nên phổ biến một cách không tưởng, và để được như vậy, nó cần các ứng dụng như Netflix. Không ai tại Google quan tâm việc bạn root điện thoại và chỉnh sửa tập tin một tựa game chơi đơn để có nhân vật bất tử hay tiền vô hạn, nhưng họ lại quan tâm đến những người tìm cách hack Netflix – mà quan trọng hơn cả là họ e ngại rằng Netflix sẽ nghĩ người dùng Android luôn tìm cách hack ứng dụng của mình. Google muốn Netflix yêu Android như Google yêu đứa con tinh thần của mình vậy.
Quyền riêng tư của bạn cũng là một lý do
Mọi hãng sản xuất đều muốn bạn vui vẻ khi dùng Android, nhưng cũng muốn bảo vệ những dữ liệu riêng tư được riêng tư và bảo mật. Có nghĩa là họ không muốn root điện thoại trở thành một điều đơn giản ai cũng làm được mà chẳng cần biết về những rủi ro. Google, Samsung, Motorola, LG và mọi thương hiệu khác liên quan Android, dù thuộc phân khúc bình dân hay cao cấp, đều suy nghĩ như vậy.
Các công ty cần bảo vệ tài khoản ngân hàng của mình, nhưng phần lớn thời gian mọi người điều hành và làm việc cho các công ty này cũng muốn bạn yêu thích việc sử dụng các sản phẩm của họ. Sau khi đã làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ những khoản đầu tư và lợi nhuận, họ muốn bạn nghĩ rằng sản phẩm của họ an toàn để sử dụng. Với Toyota, điều đó có nghĩa là làm ra những chiếc Prius hay Corolla không tăng tốc một cách ngẫu hứng. Với ZTE, đó là làm ra những chiếc điện thoại mà malware không thể xâm nhập được.
Một số người không nên sở hữu một chiếc điện thoại đã root, bởi để bảo vệ họ, bạn sẽ tốn nhiều công sức hơn nữa. Chúng ta có lẽ không ai vui vẻ với những lý do tại sao root điện thoại lại khó đến vậy, nhưng xét cho cùng, chúng ta cũng nên vui rằng các công ty sản xuất điện thoại đã quan tâm đến quyền riêng tư của chúng ta, không nhiều thì ít!
Minh.T.T