Mới đây, tôi đã có bài viết đánh giá tính năng mở khóa khuôn mặt của chiếc Xiaomi Mi 8. Trong đó, tôi đã viết: “Mi 8 là chiếc máy Android đầu tiên mà chúng tôi cảm thấy thật sự hài lòng bởi tính năng mở khóa khuôn mặt của nó. Không chỉ nhanh, ổn định, mà việc nó có thể mở khóa trong bóng tối là một điều mà chúng tôi đã trông đợi từ lâu. Mặc dù vẫn còn kẽ hở về bảo mật, tuy nhiên chúng tôi không coi đó là một vấn đề quá lớn với đa số người dùng thông thường.”
Mở khóa khuôn mặt bằng Xiaomi Mi 8
Đã có một số người sau đó đã phản hồi rằng: “Các bạn đã quên Samsung rồi sao? Tính năng nhận dạng khuôn mặt của Galaxy S9 cũng nhanh, cảm biến mống mắt của nó cũng có thể hoạt động trong bóng tối và thậm chí còn rất khó để bị đánh lừa… Vậy tại sao Mi 8 lại có thể tốt hơn được?”
Trong bài viết này, tôi sẽ nêu lên một số vấn đề chính của công nghệ nhận dạng khuôn mặt/cảm biến mống mắt của Samsung, và từ đó đưa ra lý do tại sao Xiaomi Mi 8 là chiếc máy Android tốt hơn ở khía cạnh này tính đến thời điểm hiện tại.
Công nghệ bảo mật sinh trắc học của Samsung quá phức tạp…
Hãy tưởng tượng bạn là một người dùng thông thường và không có nhiều vốn hiểu biết về công nghệ. Bạn ra siêu thị mua một chiếc Galaxy S9, sau đó bạn về nhà và hào hứng bật máy lên lần đầu. Màn hình cài đặt hiện lên, bạn đã hoàn thành một vài bước đầu tiên dễ dàng. Nhưng sau đó màn hình này xuất hiện:
Người dùng không khỏi bỡ ngỡ trước một loạt tùy chọn bảo mật
Năm ngoái, Samsung bổ sung đến 2 công nghệ bảo mật sinh trắc học mới cho Galaxy S8 là nhận dạng khuôn mặt và cảm biến mống mắt. Kết hợp với cảm biến vân tay, ba phương thức này khiến Galaxy S8 trở thành smartphone bảo mật tiên tiến nhất, nhưng cũng là rắc rối nhất. Người dùng tỏ ra lúng túng khi không biết phải lựa chọn phương thức nào, khi mỗi trong số đó lại có một ưu/nhược điểm riêng. Vậy nên ở màn hình trên, đa số đều lựa chọn “No, thank you” (Không, cảm ơn) để cân nhắc sau.
Liệu bạn có đủ kiên nhẫn để đọc hết?
Samsung tìm cách đơn giản hóa điều này trên Galaxy S9 bằng cách… thêm một tùy chọn mới mang tên Intelligent Scan, kết hợp nhận dạng khuôn mặt và cảm biến mống mắt. Cách làm của Samsung là hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên trong con mắt của người dùng thì mọi thứ chỉ trở nên tệ hơn – thay vì 5, thì nay họ lại có đến 6 lựa chọn khác nhau và tất cả đều thật mông lung.
Một vấn đề khác của Intelligent Scan là nó làm giảm tính bảo mật. Samsung rất tự hào về độ bảo mật của nhận dạng mống mắt, thậm chí BKAV cho biết nó còn an toàn hơn cả Face ID. Tuy nhiên, Intelligent Scan lại kết hợp nó với công nghệ nhận dạng khuôn mặt 2D dễ dàng bị qua mặt, vô hình chung khiến cho tính bảo mật của mống mắt trở nên vô nghĩa.
Quan trọng hơn, trải nghiệm của nó là không tốt
Rắc rối trong quá trình thiết lập cũng chỉ trở ngại ban đầu. Vấn đề chính của công nghệ bảo mật khuôn mặt của Samsung mà chúng tôi cảm thấy không hài lòng là trải nghiệm sử dụng thực tế. Là một người đã sử dụng Galaxy S8, Note8 và S9, tôi cảm thấy rằng tốc độ mở khóa đã có sự cải thiện qua các đời máy, tuy nhiên tính ổn định vẫn chưa có nhiều tiến triển.
Vậy “ổn định” ở đây là gì? Đó là sự hiệu quả của công nghệ này trong các điều kiện khác nhau, ví dụ như ánh sáng, tư thế cầm máy, vẻ bề ngoài của chủ nhân hay khi khuôn mặt/thiết bị ở trong trạng thái chuyển động chứ không đứng vững.
Để có thể mở khóa bằng khuôn mặt/mống mắt thành công, người dùng sẽ phải đặt máy ở một phương gần như là song song với khuôn mặt và khuôn mặt cũng phải đứng vững. Khi người dùng di chuyển (ví dụ như đi bộ) hay đặt máy ở một góc lệch, tỷ lệ mở khóa thành công thấp hơn đáng kể. Trong bóng tối, Galaxy S9 tỏ ra kém hiệu quả và tốc độ mở khóa cũng chậm hơn nhiều so với trong ánh sáng. Và, có những thời điểm chiếc máy này “bỗng dưng” từ chối mở khóa, cho rằng khuôn mặt không khớp mặc dù trong điều kiện rất lý tưởng.
Tốc độ mở khóa bằng khuôn mặt/mống mắt của Galaxy S9 chậm hơn đáng kể trong bóng tối
Cùng nhấn mạnh một chút về khả năng mở khóa khuôn mặt trong bóng tối của các máy Android. Thời điểm iPhone X ra mắt, nếu như Apple đã cho thấy Face ID có thể hoạt động hiệu quả ở trong bóng tối, thì khi nhìn sang thế giới Android, Galaxy S8/Note8 là chiếc máy duy nhất có thể làm được điều này (sử dụng mống mắt). Tuy nhiên như đã nói ở trên, tính ổn định của nó là không cao.
Không chỉ có vậy, nó còn cho trải nghiệm rất tệ. Trên các thiết bị như Galaxy S9, khi ánh sáng xung quanh yếu, máy sẽ kéo độ sáng màn hình lên (nhằm bù đắp ánh sáng để phục vụ cho tính năng mở khóa khuôn mặt), cộng thêm với đèn LED đỏ ở cạnh trên cũng phát sáng cho cảm biến mống mắt. Nếu như bạn sử dụng điện thoại vào ban đêm (và đa phần là ai cũng vậy), hoặc đôi khi chỉ là bạn tỉnh giấc vào nửa đêm và muốn bật điện thoại để xem giờ, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu bởi nguồn sáng chói lóa chiếu vào mắt.
Nếu bạn thường xuyên sử dụng điện thoại trong bóng tôi, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi sử dụng Galaxy S9 bởi luồng ánh sáng mạnh phát ra từ màn hình và đèn LED
Vậy với Mi 8 thì sao?
Trong buổi lễ ra mắt chiếc Mi 8 hồi cuối tháng 5, có một slide này trong bài thuyết trình của hãng khiến tôi cảm thấy hết sức hứng thú:
“Unlock securely even in the dark” – Mở khóa an toàn ngay cả trong bóng tối. Trước đây đã có một số nhà sản xuất Android khác nói điều tương tự về sản phẩm của mình, tuy nhiên khi trải nghiệm thì tôi đã nhiều lần phải thất vọng do chúng thực ra vẫn sử dụng công nghệ nhận dạng bằng ảnh truyền thống, và mở khóa trong bóng tối thực chất chỉ là tăng độ sáng màn hình mà thôi.
Mọi thứ đã thay đổi với Mi 8. Qua những gì chúng tôi đã thử nghiệm, đây là chiếc máy với khả năng mở khóa khuôn mặt không chỉ nhanh và tương đối ổn định, mà quan trọng nhất là nó cho một trải nghiệm tốt. Nó có thể hoạt động khi tôi đang đi bộ, đang nằm nghiêng trên giường, đang ở trong bóng tối mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Khi ở trong tối, Mi 8 cũng không cần tăng độ sáng màn hình để mở khóa, mà nó sử dụng đèn hồng ngoại phát ra một tia sáng vô hình để nhìn thấy khuôn mặt của người dùng.
Công nghệ mở khóa khuôn mặt của Xiaomi Mi 8 cho tốc độ nhanh, ổn định và trải nghiệm tốt
Đương nhiên, công nghệ mở khóa khuôn mặt của Mi 8 vẫn còn kẽ hở về bảo mật, tuy nhiên điều này dự kiến sẽ được khắc phục trên chiếc Mi 8 EE với khả năng quét khuôn mặt 3D.
Các nhà sản xuất Android và công nghệ nhận dạng khuôn mặt: Vẫn còn một chặng đường dài
Samsung là nhà sản xuất thuộc hàng tiên phong trong công nghệ bảo mật sinh trắc học bằng khuôn mặt, thể hiện qua Galaxy Note7 ra mắt cuối năm 2016 và Galaxy S8 đầu năm 2017. Tuy nhiên, trải nghiệm thực tế đã lại một lần nữa cho thấy điều quan trọng không phải là ai làm trước, mà là ai làm tốt nhất.
Công nghệ bảo mật khuôn mặt từ Apple vẫn luôn nổi tiếng với những ý tưởng muộn màng nhưng được mài giũa một cách tỉ mỉ để đem đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Face ID đã chứng tỏ rằng: nếu được phát triển thấu đáo, công nghệ nhận dạng khuôn mặt hoàn toàn có tiềm năng và đem lại trải nghiệm tốt để thay thế cho cảm biến vân tay.
Nhìn sang thế giới Android, tính đến thời điểm hiện tại, Xiaomi Mi 8 là chiếc máy duy nhất có thể đem lại trải nghiệm mở khóa khuôn mặt tương đương so với iPhone X. Điều đáng nói ở đây là Mi 8 bị coi là kẻ chạy theo xu thế và Xiaomi không hề có kế hoạch phát triển công nghệ này sớm như Samsung – vậy mà chỉ sau chưa đầy 1 năm, Xiaomi đã có thể đạt được kết quả tốt hơn.
Đã đến lúc Samsung cần thật sự nghiêm túc nhìn lại công nghệ của mình, trong đó đơn giản hóa và tập trung vào trải nghiệm là hai yếu tố quan trọng nhất. Liệu cảm biến mống mắt có thật sự cần thiết khi nó chậm, phát ra tia sáng khó chịu và có rất nhiều hạn chế (thậm chí là liên quan đến cả sức khỏe của người dùng)? Quan trọng hơn, khi mà tương lai của công nghệ nhận dạng khuôn mặt 3D đã trở nên rõ ràng, liệu có còn lý do nào cho Samsung tiếp tục gắn bó với công nghệ này không?
Đây là giai đoạn mà các nhà sản xuất Android đang trở nên lúng túng, khi có quá nhiều công nghệ khác nhau và cần một ai đó dẫn lối đi tìm thứ tốt nhất. Sẽ là quá khó để có thể “copy” được cụm camera TrueDepth trong ngày một ngày hai, nhưng, Xiaomi Mi 8 và công nghệ nhận dạng khuôn mặt hiệu quả của mình đã tạo ra một “hình mẫu” để các nhà sản xuất Android khác có thể học tập và áp dụng cho các sản phẩm tương lai của mình. Không, Face ID vẫn chưa hỗ trợ hơn 1 người dùng, và bạn vẫn chưa hiểu đúng công nghệ này
Mở khóa khuôn mặt bằng Xiaomi Mi 8
Đã có một số người sau đó đã phản hồi rằng: “Các bạn đã quên Samsung rồi sao? Tính năng nhận dạng khuôn mặt của Galaxy S9 cũng nhanh, cảm biến mống mắt của nó cũng có thể hoạt động trong bóng tối và thậm chí còn rất khó để bị đánh lừa… Vậy tại sao Mi 8 lại có thể tốt hơn được?”
Trong bài viết này, tôi sẽ nêu lên một số vấn đề chính của công nghệ nhận dạng khuôn mặt/cảm biến mống mắt của Samsung, và từ đó đưa ra lý do tại sao Xiaomi Mi 8 là chiếc máy Android tốt hơn ở khía cạnh này tính đến thời điểm hiện tại.
Công nghệ bảo mật sinh trắc học của Samsung quá phức tạp…
Hãy tưởng tượng bạn là một người dùng thông thường và không có nhiều vốn hiểu biết về công nghệ. Bạn ra siêu thị mua một chiếc Galaxy S9, sau đó bạn về nhà và hào hứng bật máy lên lần đầu. Màn hình cài đặt hiện lên, bạn đã hoàn thành một vài bước đầu tiên dễ dàng. Nhưng sau đó màn hình này xuất hiện:
Người dùng không khỏi bỡ ngỡ trước một loạt tùy chọn bảo mật
Năm ngoái, Samsung bổ sung đến 2 công nghệ bảo mật sinh trắc học mới cho Galaxy S8 là nhận dạng khuôn mặt và cảm biến mống mắt. Kết hợp với cảm biến vân tay, ba phương thức này khiến Galaxy S8 trở thành smartphone bảo mật tiên tiến nhất, nhưng cũng là rắc rối nhất. Người dùng tỏ ra lúng túng khi không biết phải lựa chọn phương thức nào, khi mỗi trong số đó lại có một ưu/nhược điểm riêng. Vậy nên ở màn hình trên, đa số đều lựa chọn “No, thank you” (Không, cảm ơn) để cân nhắc sau.
Liệu bạn có đủ kiên nhẫn để đọc hết?
Samsung tìm cách đơn giản hóa điều này trên Galaxy S9 bằng cách… thêm một tùy chọn mới mang tên Intelligent Scan, kết hợp nhận dạng khuôn mặt và cảm biến mống mắt. Cách làm của Samsung là hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên trong con mắt của người dùng thì mọi thứ chỉ trở nên tệ hơn – thay vì 5, thì nay họ lại có đến 6 lựa chọn khác nhau và tất cả đều thật mông lung.
Một vấn đề khác của Intelligent Scan là nó làm giảm tính bảo mật. Samsung rất tự hào về độ bảo mật của nhận dạng mống mắt, thậm chí BKAV cho biết nó còn an toàn hơn cả Face ID. Tuy nhiên, Intelligent Scan lại kết hợp nó với công nghệ nhận dạng khuôn mặt 2D dễ dàng bị qua mặt, vô hình chung khiến cho tính bảo mật của mống mắt trở nên vô nghĩa.
Quan trọng hơn, trải nghiệm của nó là không tốt
Rắc rối trong quá trình thiết lập cũng chỉ trở ngại ban đầu. Vấn đề chính của công nghệ bảo mật khuôn mặt của Samsung mà chúng tôi cảm thấy không hài lòng là trải nghiệm sử dụng thực tế. Là một người đã sử dụng Galaxy S8, Note8 và S9, tôi cảm thấy rằng tốc độ mở khóa đã có sự cải thiện qua các đời máy, tuy nhiên tính ổn định vẫn chưa có nhiều tiến triển.
Vậy “ổn định” ở đây là gì? Đó là sự hiệu quả của công nghệ này trong các điều kiện khác nhau, ví dụ như ánh sáng, tư thế cầm máy, vẻ bề ngoài của chủ nhân hay khi khuôn mặt/thiết bị ở trong trạng thái chuyển động chứ không đứng vững.
Để có thể mở khóa bằng khuôn mặt/mống mắt thành công, người dùng sẽ phải đặt máy ở một phương gần như là song song với khuôn mặt và khuôn mặt cũng phải đứng vững. Khi người dùng di chuyển (ví dụ như đi bộ) hay đặt máy ở một góc lệch, tỷ lệ mở khóa thành công thấp hơn đáng kể. Trong bóng tối, Galaxy S9 tỏ ra kém hiệu quả và tốc độ mở khóa cũng chậm hơn nhiều so với trong ánh sáng. Và, có những thời điểm chiếc máy này “bỗng dưng” từ chối mở khóa, cho rằng khuôn mặt không khớp mặc dù trong điều kiện rất lý tưởng.
Tốc độ mở khóa bằng khuôn mặt/mống mắt của Galaxy S9 chậm hơn đáng kể trong bóng tối
Cùng nhấn mạnh một chút về khả năng mở khóa khuôn mặt trong bóng tối của các máy Android. Thời điểm iPhone X ra mắt, nếu như Apple đã cho thấy Face ID có thể hoạt động hiệu quả ở trong bóng tối, thì khi nhìn sang thế giới Android, Galaxy S8/Note8 là chiếc máy duy nhất có thể làm được điều này (sử dụng mống mắt). Tuy nhiên như đã nói ở trên, tính ổn định của nó là không cao.
Không chỉ có vậy, nó còn cho trải nghiệm rất tệ. Trên các thiết bị như Galaxy S9, khi ánh sáng xung quanh yếu, máy sẽ kéo độ sáng màn hình lên (nhằm bù đắp ánh sáng để phục vụ cho tính năng mở khóa khuôn mặt), cộng thêm với đèn LED đỏ ở cạnh trên cũng phát sáng cho cảm biến mống mắt. Nếu như bạn sử dụng điện thoại vào ban đêm (và đa phần là ai cũng vậy), hoặc đôi khi chỉ là bạn tỉnh giấc vào nửa đêm và muốn bật điện thoại để xem giờ, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu bởi nguồn sáng chói lóa chiếu vào mắt.
Nếu bạn thường xuyên sử dụng điện thoại trong bóng tôi, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi sử dụng Galaxy S9 bởi luồng ánh sáng mạnh phát ra từ màn hình và đèn LED
Vậy với Mi 8 thì sao?
Trong buổi lễ ra mắt chiếc Mi 8 hồi cuối tháng 5, có một slide này trong bài thuyết trình của hãng khiến tôi cảm thấy hết sức hứng thú:
“Unlock securely even in the dark” – Mở khóa an toàn ngay cả trong bóng tối. Trước đây đã có một số nhà sản xuất Android khác nói điều tương tự về sản phẩm của mình, tuy nhiên khi trải nghiệm thì tôi đã nhiều lần phải thất vọng do chúng thực ra vẫn sử dụng công nghệ nhận dạng bằng ảnh truyền thống, và mở khóa trong bóng tối thực chất chỉ là tăng độ sáng màn hình mà thôi.
Mọi thứ đã thay đổi với Mi 8. Qua những gì chúng tôi đã thử nghiệm, đây là chiếc máy với khả năng mở khóa khuôn mặt không chỉ nhanh và tương đối ổn định, mà quan trọng nhất là nó cho một trải nghiệm tốt. Nó có thể hoạt động khi tôi đang đi bộ, đang nằm nghiêng trên giường, đang ở trong bóng tối mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Khi ở trong tối, Mi 8 cũng không cần tăng độ sáng màn hình để mở khóa, mà nó sử dụng đèn hồng ngoại phát ra một tia sáng vô hình để nhìn thấy khuôn mặt của người dùng.
Công nghệ mở khóa khuôn mặt của Xiaomi Mi 8 cho tốc độ nhanh, ổn định và trải nghiệm tốt
Đương nhiên, công nghệ mở khóa khuôn mặt của Mi 8 vẫn còn kẽ hở về bảo mật, tuy nhiên điều này dự kiến sẽ được khắc phục trên chiếc Mi 8 EE với khả năng quét khuôn mặt 3D.
Các nhà sản xuất Android và công nghệ nhận dạng khuôn mặt: Vẫn còn một chặng đường dài
Samsung là nhà sản xuất thuộc hàng tiên phong trong công nghệ bảo mật sinh trắc học bằng khuôn mặt, thể hiện qua Galaxy Note7 ra mắt cuối năm 2016 và Galaxy S8 đầu năm 2017. Tuy nhiên, trải nghiệm thực tế đã lại một lần nữa cho thấy điều quan trọng không phải là ai làm trước, mà là ai làm tốt nhất.
Công nghệ bảo mật khuôn mặt từ Apple vẫn luôn nổi tiếng với những ý tưởng muộn màng nhưng được mài giũa một cách tỉ mỉ để đem đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Face ID đã chứng tỏ rằng: nếu được phát triển thấu đáo, công nghệ nhận dạng khuôn mặt hoàn toàn có tiềm năng và đem lại trải nghiệm tốt để thay thế cho cảm biến vân tay.
Nhìn sang thế giới Android, tính đến thời điểm hiện tại, Xiaomi Mi 8 là chiếc máy duy nhất có thể đem lại trải nghiệm mở khóa khuôn mặt tương đương so với iPhone X. Điều đáng nói ở đây là Mi 8 bị coi là kẻ chạy theo xu thế và Xiaomi không hề có kế hoạch phát triển công nghệ này sớm như Samsung – vậy mà chỉ sau chưa đầy 1 năm, Xiaomi đã có thể đạt được kết quả tốt hơn.
Đã đến lúc Samsung cần thật sự nghiêm túc nhìn lại công nghệ của mình, trong đó đơn giản hóa và tập trung vào trải nghiệm là hai yếu tố quan trọng nhất. Liệu cảm biến mống mắt có thật sự cần thiết khi nó chậm, phát ra tia sáng khó chịu và có rất nhiều hạn chế (thậm chí là liên quan đến cả sức khỏe của người dùng)? Quan trọng hơn, khi mà tương lai của công nghệ nhận dạng khuôn mặt 3D đã trở nên rõ ràng, liệu có còn lý do nào cho Samsung tiếp tục gắn bó với công nghệ này không?
Đây là giai đoạn mà các nhà sản xuất Android đang trở nên lúng túng, khi có quá nhiều công nghệ khác nhau và cần một ai đó dẫn lối đi tìm thứ tốt nhất. Sẽ là quá khó để có thể “copy” được cụm camera TrueDepth trong ngày một ngày hai, nhưng, Xiaomi Mi 8 và công nghệ nhận dạng khuôn mặt hiệu quả của mình đã tạo ra một “hình mẫu” để các nhà sản xuất Android khác có thể học tập và áp dụng cho các sản phẩm tương lai của mình. Không, Face ID vẫn chưa hỗ trợ hơn 1 người dùng, và bạn vẫn chưa hiểu đúng công nghệ này