Trong khi đó, Mỹ nhanh chân chớp lấy cơ hội phát triển các dự án đi vào không gian, đặc biệt có thể kể đến tỷ phú nổi loạn Elon Musk.
Nga có chạy đua được với Mỹ trong lĩnh vực tên lửa tái sử dụng? |
Mới đây, Nga đã công bố kế hoạch thử nghiệm một phiên bản tên lửa có thể tái sử dụng nhiều lần bằng cách bay trở lại Trái Đất như một chiếc máy bay.
Dự án đặc biệt nhấn mạnh tới tính bền vững của thiết kế tên lửa tái sử dụng. Theo đó, tên lửa này sẽ có khả năng tái sử dụng được 50 chuyến bay.
“Giai đoạn đầu tiên của tên lửa sẽ tách biệt ở độ cao 59-66 km và quay trở lại khu vực phóng bằng cách hạ cánh trên một đường băng thông thường” – Giám đốc dự án Boris Satovsky thuộc Trung tâm nghiên cứu cấp cao (FPI) cho hay.
Cách tiếp cận của Nga trong việc tái sử dụng tên lửa trở lại Trái Đất bằng hạ cánh như một máy bay thông thường là khác biệt so với ý tưởng hạ cánh theo phương thẳng đứng đã được hiện thực hóa thành công của SpaceX.
Tuy nhiên, ý tưởng của Nga cho tới năm 2022 mới được thử nghiệm sẽ khiến cho việc so sánh hiệu quả hay không sẽ còn phải chờ đợi rất lâu.
Một điểm khác biệt nữa là tên lửa sẽ được thử nghiệm vào năm 2022 sẽ chỉ chở được 600 kg tải trọng vào quỹ đạo, quá yếu ớt so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như SpaceX và Blue Origin có thể mang theo từ hàng chục tới hàng trăm tấn hàng.
Phía Nga công bố, tên lửa sẽ được thử nghiệm vào năm 2022 có thời gian tái sử dụng 50 lần. Ngay cả con số này, SpaceX cũng đã đạt được. Falcon-9 đã mang theo vệ tinh viễn thông và băng tần Hispasat của Tây Ban Nha thành công vào tháng 3 vừa qua thành công đồng thời khai tử luôn tên lửa đã phóng 50 lần lên không gian này.
Nếu chỉ so sánh tên lửa chưa được đặt tên của Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roskosmos) và Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (OKA) đồng triển khai với riêng SpaceX thì có vẻ khập khiễng.
Tên lửa tái sử dụng của SpaceX không chỉ vượt trội về ý tưởng, trên hết là tài chính. |
Đáng nói là các dự án tái sử dụng tên lửa khác của Nga cũng không quá ấn tượng dù là người đi sau.
Trung tâm Tên lửa Quốc gia mang tên Makeyev đã có kế hoạch phát triển tên lửa đẩy một kỳ sử dụng nhiều lần mang tên Korona có thể mang theo 7-12 tấn hàng hóa với thời gian chuẩn bị 1 ngày đêm, có thể được sử dụng phục vụ lợi ích của các chuyến bay vũ trụ có người lái, xây dựng các Trạm module không gian và dành để đưa hàng cho trạm ISS.
Công trình này đã được tiến hành từ năm 1992-2012, nhưng đáng tiếc phải đình chỉ do thiếu kinh phí.
Dù Korona được Nga tiến hành gần như cùng thời điểm với chương trình Falcon 9 của Mỹ tuy nhiên, nhà sản xuất của Falcon 9 đã chứng minh được sức mạnh trước chương trình đang còn trong giai đoạn nghiên cứu của Nga. Và Falcon 9 gây ấn tượng hơn nhiều bởi trọng lượng hàng hóa nó mang theo có thể lên tới 25 tấn.
Tên lửa đẩy Proton-M của Trung tâm sản xuất nghiên cứu Vũ trụ Nhà nước mang tên Khrunichev cũng được kỳ vọng mang lại ấn tượng nhưng khả năng này lại hạn chế.
Hiện nay, một lần phóng tên lửa hạng nặng Proton gồm 3 giai đoạn có giá vào khoảng 65 triệu USD – đắt hơn so với chi phí phóng tên lửa Falcon 9 của Elon Musk.
Hai phiên bản sửa đổi của tên lửa Proton-M là: Proton hạng Trung và Proton hạng nhẹ thì tên lửa hạng Trung được hoàn thiện và có thể sẽ được phóng lần đầu tiên vào năm 2019.
Đối với phiên bản hạng Proton hạng nhẹ, Khrunichev đã lập kế hoạch có thể loại bỏ 2 phần của tầng đầu, giúp giảm chi phí thuê tên lửa.
Nga định sửa đổi Tên lửa Proton-M để tái sử dụng. |
Hiện nay, Trung tâm Khrunichev cũng đang tìm cách phát triển dòng tên lửa đẩy hạng nhẹ tái sử dụng Angara. Tên lửa này có khả năng mang từ 2-40 tấn hàng vào quỹ đạo thấp của Trái Đất.
Trung tâm Khrunichev hiện đang xem xét một số phương án kỹ thuật để đạt được việc tái sử dụng này: hạ cánh bằng dù, hạ cánh trên động cơ riêng của mình như tên lửa Falcon của Mỹ hoặc dùng cánh để lái trở lại Trái Đất.
Trong thời gian Angara chuẩn bị xuất phát phóng đi, cánh sẽ được xếp lại, và khi trở lại Trái Đất, chúng sẽ mở ra.
Tên lửa Soyuz-5 của Tập đoàn Tên lửa vũ trụ Energiya- công ty thiết kế tên lửa Vostok, đã phóng vệ tinh không gian đầu tiên cùng nhà du hành Yuri Gagarin lên vũ trụ – cũng có ý định thay đổi các thiết kế kỹ thuật để có thể tái sử dụng dành cho chuyến bay có người lái bằng cách:
sử dụng lại tầng đầu tiên của tên lửa bằng dù hoặc hạ cánh phản lực như Falcon-9; đưa phần động cơ trở về bằng dù (đây là phần có giá trị bằng 30% giá trị của tầng tên lửa đẩy).
Song dự án có tính vượt trội hơn này cũng cần chờ đến năm 2022 để đi vào thử nghiệm.
Với những dự án phát triển tên lửa tái sử dụng của Nga, ngay đến sự đột phá “nổi loạn” dù chỉ trong ý tưởng so với vị tỷ phú của SpaceX vẫn còn hạn chế chứ chưa nói tới khoản tiền để biến dự án thành sự thực.
Dù đã cố gắng chạy đua với người có xuất phát điểm sau là Mỹ, Nga vẫn có cách đi “bền vững” hơn nếu không muốn nói thật rằng tài chính là vấn đề muôn thuở khiến ý tưởng của họ chìm sâu vào thế giới công nghệ mới.
Thạch Tú
VietBao.vn