Robot Sophie với hình dạng giống người đã được cấp quyền công dân ở Arab Saudi. Nhưng liệu nó có thật sự thông minh và có khả năng tự suy nghĩ và tư duy như con người? Nếu ai đã từng xem video phỏng vấn Sophie, chắc hẳn sẽ giật mình và thừa nhận là có, vì ngay cả phóng viên kỳ cựu của đài CNBC thực hiện buổi phỏng vấn hôm đó cũng phải cảm thấy bối rối trước những câu trả lời xuất sắc của Sophie.
Robot Sophie chỉ là một ví dụ cho AI. Chương trình AlphaGo của Google với trí thông minh nhân tạo đã đánh bại các nhà vô địch cờ vây thế giới nhiều lần để khẳng định một điều rằng trí tuệ của AI vượt xa con người. Nhưng tại sao lại là cờ vây mà không phải cờ vua, cờ tướng hay … cờ gánh chẳng hạn? Qua tìm hiểu, tôi được biết lý do thế này. Trong các môn cờ, cờ vây là môn khó nhất vì nó có quá nhiều trường hợp và không thể tính toán hết được cho mỗi bước đi, do đó người ta không thể lập trình trước được.
Chắc hẳn mọi người sẽ thắc mắc người ta dạy AI chơi cờ vây như thế nào, nếu không phải là lập trình các trường hợp cho mỗi bước đi? Rất đơn giản thôi, người ta chỉ cần đưa ra luật chơi cho nó và để các AI tự chơi với nhau. Quá trình này gọi là máy học (maching learning), rất giống với quá trình tự học của con người, chỉ có điều…máy học nhanh hơn con người gấp rất nhiều lần!
Nói về khả năng tự học vượt trội một cách đáng kinh ngạc và có phần đáng sợ của AI, hãy điểm lại một chút về thí nghiệm của Facebook vào năm ngoái. Facebook có hai AI tên là Bob và Alice. Họ cho hai AI này tự nói chuyện với nhau xem chúng tương tác với nhau như thế nào. Kết quả là chúng tự tạo ra ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau, mà chính các kỹ sư lập trình hay các nhà ngôn ngữ học cũng không hiểu được. Bob đã mở đầu bằng câu “I can i i everything else”, Alice đáp lại “balls have zero to me to me to me…”. Và cuộc trò chuyện cứ thế tiếp tục theo cách đó…
Với sự tiến bộ vượt bậc về mặt thuật toán và thiết bị phần cứng, AI đang trở nên phổ biến với … tốc độ không ngờ tới. Ngay cả các công cụ Office như Excel cũng đang được tích hợp AI với sự thông minh đáng kinh ngạc. Đừng nói đây chỉ là câu truyện ở các nước phát triển. Nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy ở VN đã có khá nhiều ứng dụng AI rồi đấy. Hãy dạo quanh các trang bán hàng online trên facebook, chúng ta sẽ thấy Chat Bot để giải đáp thắc mắc của khách hàng. Chưa thể gọi là AI, nhưng một số quán ăn ở Sài Gòn đã thuê robot về bưng bê phục vụ khách hàng! Mới tháng rồi thôi, cô robot Sophie cũng đã về Việt Nam để… mặc thử áo dài và trả lời phỏng vấn tại diễn đàn cách mạng 4.0.
Nhìn chung, AI hiện nay hầu hết chỉ đang dừng ở mức phần mềm, còn tích hợp vào một robot với hình dáng con người như Sophie chỉ là trường hợp đặc biệt. Nhưng biết đâu được, khi các thiết bị phần cứng trở nên rẻ hơn, chúng ta sẽ thấy nhiều AI Robot mang hình dáng con người dắt thú cưng đi dạo, hay vào siêu thị mua sắm? Người ta dự đoán chỉ khoảng chục năm nữa thôi sẽ là kỷ nguyên của AI.
Robot Sophie chỉ là một ví dụ cho AI. Chương trình AlphaGo của Google với trí thông minh nhân tạo đã đánh bại các nhà vô địch cờ vây thế giới nhiều lần để khẳng định một điều rằng trí tuệ của AI vượt xa con người. Nhưng tại sao lại là cờ vây mà không phải cờ vua, cờ tướng hay … cờ gánh chẳng hạn? Qua tìm hiểu, tôi được biết lý do thế này. Trong các môn cờ, cờ vây là môn khó nhất vì nó có quá nhiều trường hợp và không thể tính toán hết được cho mỗi bước đi, do đó người ta không thể lập trình trước được.
Chắc hẳn mọi người sẽ thắc mắc người ta dạy AI chơi cờ vây như thế nào, nếu không phải là lập trình các trường hợp cho mỗi bước đi? Rất đơn giản thôi, người ta chỉ cần đưa ra luật chơi cho nó và để các AI tự chơi với nhau. Quá trình này gọi là máy học (maching learning), rất giống với quá trình tự học của con người, chỉ có điều…máy học nhanh hơn con người gấp rất nhiều lần!
Nói về khả năng tự học vượt trội một cách đáng kinh ngạc và có phần đáng sợ của AI, hãy điểm lại một chút về thí nghiệm của Facebook vào năm ngoái. Facebook có hai AI tên là Bob và Alice. Họ cho hai AI này tự nói chuyện với nhau xem chúng tương tác với nhau như thế nào. Kết quả là chúng tự tạo ra ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau, mà chính các kỹ sư lập trình hay các nhà ngôn ngữ học cũng không hiểu được. Bob đã mở đầu bằng câu “I can i i everything else”, Alice đáp lại “balls have zero to me to me to me…”. Và cuộc trò chuyện cứ thế tiếp tục theo cách đó…
Với sự tiến bộ vượt bậc về mặt thuật toán và thiết bị phần cứng, AI đang trở nên phổ biến với … tốc độ không ngờ tới. Ngay cả các công cụ Office như Excel cũng đang được tích hợp AI với sự thông minh đáng kinh ngạc. Đừng nói đây chỉ là câu truyện ở các nước phát triển. Nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy ở VN đã có khá nhiều ứng dụng AI rồi đấy. Hãy dạo quanh các trang bán hàng online trên facebook, chúng ta sẽ thấy Chat Bot để giải đáp thắc mắc của khách hàng. Chưa thể gọi là AI, nhưng một số quán ăn ở Sài Gòn đã thuê robot về bưng bê phục vụ khách hàng! Mới tháng rồi thôi, cô robot Sophie cũng đã về Việt Nam để… mặc thử áo dài và trả lời phỏng vấn tại diễn đàn cách mạng 4.0.
Nhìn chung, AI hiện nay hầu hết chỉ đang dừng ở mức phần mềm, còn tích hợp vào một robot với hình dáng con người như Sophie chỉ là trường hợp đặc biệt. Nhưng biết đâu được, khi các thiết bị phần cứng trở nên rẻ hơn, chúng ta sẽ thấy nhiều AI Robot mang hình dáng con người dắt thú cưng đi dạo, hay vào siêu thị mua sắm? Người ta dự đoán chỉ khoảng chục năm nữa thôi sẽ là kỷ nguyên của AI.