“Cách mã hóa dữ liệu mà chúng tôi sử dụng cho máy chủ đặt tại Trung Quốc cũng giống như máy chủ đặt tại Anh, Pháp và UAE”, CEO Tim Cook cho biết trong buổi phỏng vấn với NPR.
Tim Cook khẳng định mọi dữ liệu được mã hóa, máy chủ đặt ở đâu không quan trọng.
Cũng theo Cook, vị trí đặt máy chủ không ảnh hưởng đến dữ liệu lưu trữ. Trước đó, theo Cnet, đã có những lo ngại liên quan đến việc chính phủ Trung Quốc có thể can thiệp vào thông tin người dùng sau khi công ty Mỹ đặt máy chủ iCloud (gồm tin nhắn, email và ảnh được sao lưu từ thiết bị Apple) tại đây hồi đầu năm, phục vụ cho hơn 131 triệu người Trung Quốc đang sử dụng iPhone và hàng triệu thiết bị Apple khác.
Trước lo ngại nội dung iMessenger bị theo dõi, Cook nhấn mạnh mọi hoạt động trên phần mềm nhắn tin này của người dùng đã được mã hóa và chỉ có người gửi và người nhận biết, ngay chính Apple cũng không thể can thiệp. “Tin nhắn được chúng tôi mã hóa đầu cuối. Chúng tôi không thể biết được bạn đang nói gì bởi không có hồ sơ về nó, không lưu trữ nó. Không ai có chìa khóa để mở, ngoại trừ người gửi và người nhận”, Cook nói.
Apple làm một trong những công ty khá coi trọng bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng. Hãng từng từ chối mở khóa chiếc iPhone của tội phạm dù phía yêu cầu là chính phủ Mỹ. Trước bê bối rò rỉ thông tin 87 triệu người dùng của Facebook, CEO Cook cũng lên án và nhấn mạnh “điều đó sẽ không xảy ra với Apple”.
Tại WWDC 2018 cách đây ít ngày, Apple cũng đưa vào một số phương thức bảo mật, trong đó tích hợp cho Safari tính năng ngăn chặn các website như Facebook, Google thu thập dữ liệu người dùng. “Quyền riêng tư là một trong những quyền tự do quan trọng và có ý nghĩa nhất với mỗi người Mỹ”, Cook nói.
Như Phúc
Tim Cook khẳng định mọi dữ liệu được mã hóa, máy chủ đặt ở đâu không quan trọng.
Cũng theo Cook, vị trí đặt máy chủ không ảnh hưởng đến dữ liệu lưu trữ. Trước đó, theo Cnet, đã có những lo ngại liên quan đến việc chính phủ Trung Quốc có thể can thiệp vào thông tin người dùng sau khi công ty Mỹ đặt máy chủ iCloud (gồm tin nhắn, email và ảnh được sao lưu từ thiết bị Apple) tại đây hồi đầu năm, phục vụ cho hơn 131 triệu người Trung Quốc đang sử dụng iPhone và hàng triệu thiết bị Apple khác.
Trước lo ngại nội dung iMessenger bị theo dõi, Cook nhấn mạnh mọi hoạt động trên phần mềm nhắn tin này của người dùng đã được mã hóa và chỉ có người gửi và người nhận biết, ngay chính Apple cũng không thể can thiệp. “Tin nhắn được chúng tôi mã hóa đầu cuối. Chúng tôi không thể biết được bạn đang nói gì bởi không có hồ sơ về nó, không lưu trữ nó. Không ai có chìa khóa để mở, ngoại trừ người gửi và người nhận”, Cook nói.
Apple làm một trong những công ty khá coi trọng bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng. Hãng từng từ chối mở khóa chiếc iPhone của tội phạm dù phía yêu cầu là chính phủ Mỹ. Trước bê bối rò rỉ thông tin 87 triệu người dùng của Facebook, CEO Cook cũng lên án và nhấn mạnh “điều đó sẽ không xảy ra với Apple”.
Tại WWDC 2018 cách đây ít ngày, Apple cũng đưa vào một số phương thức bảo mật, trong đó tích hợp cho Safari tính năng ngăn chặn các website như Facebook, Google thu thập dữ liệu người dùng. “Quyền riêng tư là một trong những quyền tự do quan trọng và có ý nghĩa nhất với mỗi người Mỹ”, Cook nói.
Như Phúc