Nhiều loài nhện được tìm thấy có thể di chuyển gần 5km trên không, có loài thậm chí ‘bay’ xa hàng trăm km.
Trước đây người ta tin rằng nhện dùng một hoặc hai sợi tơ để ‘bắt’ gió và bay đi, nhưng các nhà khoa học từ Đại học Kỹ thuật Berlin, Đức phát hiện chúng bay bằng chiếc ‘dù lượn’ làm từ hàng chục sợi tơ bện lại với nhau.
“Những sợi tơ này rất khó quan sát bằng mắt thường”, kỹ sư khí động học Moonsung Cho nói với tờ New Scientist. “Đây là lý do tại sao lâu nay chúng ta không thể giải thích được việc chúng biết bay”.
Để tìm ra lời giải, Cho và cộng sự đã nghiên cứu những con nhện cua trưởng thành – nặng từ 16-20gr. Họ nuôi chúng trong phòng thí nghiệm cũng như bắt một số con ở Công viên Lilienthal, Berlin.
Trước đây người ta tin rằng nhện dùng một hoặc hai sợi tơ để ‘bắt’ gió và bay đi, nhưng các nhà khoa học từ Đại học Kỹ thuật Berlin, Đức phát hiện chúng bay bằng chiếc ‘dù lượn’ làm từ hàng chục sợi tơ bện lại với nhau.
“Những sợi tơ này rất khó quan sát bằng mắt thường”, kỹ sư khí động học Moonsung Cho nói với tờ New Scientist. “Đây là lý do tại sao lâu nay chúng ta không thể giải thích được việc chúng biết bay”.
Để tìm ra lời giải, Cho và cộng sự đã nghiên cứu những con nhện cua trưởng thành – nặng từ 16-20gr. Họ nuôi chúng trong phòng thí nghiệm cũng như bắt một số con ở Công viên Lilienthal, Berlin.
Nhện cua bện các sợi tơ thành ‘dù lượn’ để bay – Ảnh: MailOnline
Họ theo dõi chúng qua camera. Họ nhận thấy để ‘bay’ đi, đầu tiên nhện bám vào một chỗ chắc chắn, sau đó nhấc một chân lên để kiểm tra gió.
Sau đó, chúng nhả những sợi tơ dài tới 4m và tạo ra các tấm ‘dù’ hình tam giác. Trong số tơ chúng nhả ra có hai sợi tơ dày, số còn lại – khoảng 50-60 sợi, chỉ cỡ 200 nanomet, gần như vô hình đối với mắt thường.
Các nhà khoa học nhận thấy những sợi tơ mỏng giúp nâng con nhện lên không. Tuy nhiên, họ cũng quan sát thấy đôi khi bọn nhện cắt những sợi tơ này và thả chúng ra nếu điều kiện gió không thích hợp.
Với chúng, tốc độ gió thích hợp là dưới 7,3 dặm/giờ (11,6 km/h).