Những đảo rác thải giữa Thái Bình Dương – Ảnh: GLOBALSPEC
Loại enzyme này có tên Ideonella sakaiensis 201-F6, được các nhà khoa học từ Đại học Portsmouth và Ban nghiên cứu năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ (NREL) phát hiện khi đang tìm hiểu cấu trúc của một loại enzyme tự nhiên tìm thấy trong trung tâm tái chế của Nhật.
Các nhà khoa học thấy rằng loại enzyme có thể “ăn” được nhựa tổng hợp PET, loại chất liệu dùng để tạo ra hàng triệu tấn chai nhựa mỗi năm.
Đồng thời, loại enzyme này cũng có thể phân hủy được PEF, loại vật liệu gốc sinh học được dùng để thay thế PET. NREL viết trên website rằng dù có gốc sinh học nhưng PEF vẫn không thể tự tiêu hủy và sẽ trở thành rác trôi ra đại dương.
“Chúng tôi hi vọng xác định được cấu trúc của enzymeIdeonella sakaiensis 201-F6 để trợ giúp trong vấn đề thay đổi cấu trúc gene của protein, nhưng cuối cùng lại tiến một bước xa hơn và vô tình tìm ra thứ có khả năng phân hủy tốt hơn các loại chất nhựa”, trưởng nhóm nghiên cứu của NREL cho hay.
Khám phá trên có thể dẫn tới một giải pháp tái chế cho hàng triệu tấn chai nhựa được làm từ PET, loại rác thải có thể tồn tại hàng trăm năm trong môi trường, Trường đại học Portsmouth viết trên trang web của họ.
“Mặc dù sự cải thiện là khiêm tốn, nhưng khám phá bất ngờ này cho thấy rằng hiện vẫn có cách để cải thiện hơn nữa những enzyme này, giúp chúng ta tiến gần hơn tới một giải pháp tái chế cho ‘ngọn núi’ chất thải nhựa đang ngày càng phình ra”, giáo sư John McGeehan, giám đốc Viện khoa học sinh học và y sinh ở trường khoa học sinh học tại Portsmouth phát biểu.
Theo Time, các nhà nghiên cứu hiện đang tìm cách cải thiện enzyme này hơn nữa để cho phép nó được sử dụng trong công nghiệp nhằm phân hủy các chất dẻo trong một thời gian ngắn.
NREL đã nhấn mạnh tính khẩn cấp của công việc này khi chỉ ra rằng 8 triệu tấn chất thải nhựa, gồm các chai nhựa PET, bị vứt vào đại dương mỗi năm, tạo nên những hòn đảo rác nhân tạo khổng lồ.
“Các chuyên gia ước tính rằng đến năm 2050, lượng nhựa thải trong các đại dương sẽ nhiều như số lượng cá có trong đó”, báo cáo viết.
Theo một cuộc nghiên cứu kéo dài 3 năm vừa được xuất bản trên Scientific Reports hồi tháng trước, một đống rác khổng lồ trong Thái Bình Dương đang phình ra nhanh hơn mong đợi và hiện đã gấp 3 lần diện tích của nước Pháp, và hơn gấp đôi diện tích bang Texas của Mỹ.
Loại enzyme này có tên Ideonella sakaiensis 201-F6, được các nhà khoa học từ Đại học Portsmouth và Ban nghiên cứu năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ (NREL) phát hiện khi đang tìm hiểu cấu trúc của một loại enzyme tự nhiên tìm thấy trong trung tâm tái chế của Nhật.
Các nhà khoa học thấy rằng loại enzyme có thể “ăn” được nhựa tổng hợp PET, loại chất liệu dùng để tạo ra hàng triệu tấn chai nhựa mỗi năm.
Đồng thời, loại enzyme này cũng có thể phân hủy được PEF, loại vật liệu gốc sinh học được dùng để thay thế PET. NREL viết trên website rằng dù có gốc sinh học nhưng PEF vẫn không thể tự tiêu hủy và sẽ trở thành rác trôi ra đại dương.
“Chúng tôi hi vọng xác định được cấu trúc của enzymeIdeonella sakaiensis 201-F6 để trợ giúp trong vấn đề thay đổi cấu trúc gene của protein, nhưng cuối cùng lại tiến một bước xa hơn và vô tình tìm ra thứ có khả năng phân hủy tốt hơn các loại chất nhựa”, trưởng nhóm nghiên cứu của NREL cho hay.
Khám phá trên có thể dẫn tới một giải pháp tái chế cho hàng triệu tấn chai nhựa được làm từ PET, loại rác thải có thể tồn tại hàng trăm năm trong môi trường, Trường đại học Portsmouth viết trên trang web của họ.
“Mặc dù sự cải thiện là khiêm tốn, nhưng khám phá bất ngờ này cho thấy rằng hiện vẫn có cách để cải thiện hơn nữa những enzyme này, giúp chúng ta tiến gần hơn tới một giải pháp tái chế cho ‘ngọn núi’ chất thải nhựa đang ngày càng phình ra”, giáo sư John McGeehan, giám đốc Viện khoa học sinh học và y sinh ở trường khoa học sinh học tại Portsmouth phát biểu.
Theo Time, các nhà nghiên cứu hiện đang tìm cách cải thiện enzyme này hơn nữa để cho phép nó được sử dụng trong công nghiệp nhằm phân hủy các chất dẻo trong một thời gian ngắn.
NREL đã nhấn mạnh tính khẩn cấp của công việc này khi chỉ ra rằng 8 triệu tấn chất thải nhựa, gồm các chai nhựa PET, bị vứt vào đại dương mỗi năm, tạo nên những hòn đảo rác nhân tạo khổng lồ.
“Các chuyên gia ước tính rằng đến năm 2050, lượng nhựa thải trong các đại dương sẽ nhiều như số lượng cá có trong đó”, báo cáo viết.
Theo một cuộc nghiên cứu kéo dài 3 năm vừa được xuất bản trên Scientific Reports hồi tháng trước, một đống rác khổng lồ trong Thái Bình Dương đang phình ra nhanh hơn mong đợi và hiện đã gấp 3 lần diện tích của nước Pháp, và hơn gấp đôi diện tích bang Texas của Mỹ.