Đưa công nghệ vào lĩnh vực y tế là xu hướng tất yếu Y tá Florence Nightingale – người sáng lập ngành điều dưỡng của thế giới không phải nổi tiếng bởi sự tận tâm của mình mà bởi bà là người đầu tiên đã thực hiện thu thập dữ liệu để chứng minh sự liên quan giữa điều kiện vệ sinh kém với tỷ lệ tử vong cao ở các bệnh viện. Qua 160 năm, sự tổng hợp, phân tích dữ liệu của bà vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với ngành y học. Với sự phát triển con người ngày càng sống thọ cao, tỷ lệ dân số già đang ngày càng tăng lên và là vấn đề của tất cả các quốc gia bởi chi phí dành cho việc chăm sóc sức khỏe người dân gia tăng, khó có thể cân đối với ngân sách. Và chìa khóa để giải quyết vấn đề này vẫn là phải ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa hoạt động. Trong cả một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến việc áp dụng công nghệ trong lĩnh vực y tế, điển hình là việc số hóa hồ sơ bệnh nhân. Điều đó đã cải tiến được hiệu suất trong quá trình vận hành nhưng chưa thực sự tạo ra sự đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Trí tuệ nhân tạo được cho là sẽ đáp ứng được yêu cầu này, với việc phân tích và đưa ra cảnh báo, chuyển đổi việc điều trị từ phản ứng (có bệnh mới chữa) sang điều trị phòng ngừa (khuyến cáo luôn từ đầu để tránh mắc bệnh).
Hình thức phổ biến trong việc ứng dụng AI tại các bệnh viện hiện nay là thành lập một trung tâm khám bệnh trực tuyến để giúp người dân giảm thiểu việc nhập viện cũng như thực hiện các xét nghiệm không cần thiết.
Họ sẽ được tư vấn bởi các chuyên gia ảo trước khi đưa ra quyết định có cần phải nhập viện hay không. Hay một số thì đưa robot sử dụng AI trong phẫu thuật, hoặc hỗ trợ bác sĩ trong việc lập hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân…
Trí tuệ nhân tạo sẽ chữa khỏi ung thư?
Đã có nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong việc chữa trị ung thư. Điều đó liệu có phải rằng những người mắc bệnh ung thư – một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay sẽ được chữa trị khỏi?
Câu trả lời là không. Sự cách mạng ở đây chính là việc AI sẽ đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo cần thiết đối với tình trạng sức khỏe của từng người để phòng tránh họ bị ung thư hoặc hỗ trợ phát hiện và đưa ra phác đồ điều trị sớm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ 30 – 50 % bệnh nhân tử vong do ung thư có thể tránh được bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị. Một số bệnh viện trên thế giới cũng đã đưa AI vào để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Ví dụ như dự án InnerEye đang được triển khai ở Bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge (Anh) cho phép phân tích các hình ảnh khối u để xác định u lành hay u ác trên hình ảnh chụp X quang, lập kế hoạch xạ trị và lên kế hoạch phẫu thuật.
Việc cho phép đọc kết quả X quang trong vòng vài giây với độ chính xác chấp nhận được sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt bác sĩ chuyên ngành đọc kết quả chiếu chụp tại Anh.
Ngoài ra, nó cho phép giám sát tốt hơn sự tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị để có sự điều chỉnh phù hợp với đáp ứng của bệnh nhân, giúp quá trình điều trị hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ.
Tuy nhiên, phải khẳng định một điều rằng, AI chưa thể thay thế được các bác sĩ. Bệnh tật luôn có tính cá thể, trong nhiều trường hợp không thể áp dụng chung cho tất cả bệnh nhân nên các bác sĩ vẫn có vai trò quyết định. AI chỉ là công cụ hỗ trợ các bác sĩ ra quyết định sau cùng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam hiện xếp 78 trên 172 nước trên bản đồ ung thư thế giới, với tỷ lệ tử vong là 110 người trên 100.000 dân. Số bệnh nhân ung thư đang tiếp tục có xu hướng tăng nhanh.
Mới đây, bệnh viện K và bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đang thử nghiệm hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo IBM WFO để hỗ trợ đưa ra phác đồ điều trị ung thư. Kết quả cho thấy sự tương đồng giữa phác đồ của hệ thống IBM WFO đưa ra với phác đồ của bác sĩ bệnh viện K đạt trên 90%.
Trí tuệ nhân tạo được cho là sẽ đáp ứng được yêu cầu này, với việc phân tích và đưa ra cảnh báo, chuyển đổi việc điều trị từ phản ứng (có bệnh mới chữa) sang điều trị phòng ngừa (khuyến cáo luôn từ đầu để tránh mắc bệnh).
Hình thức phổ biến trong việc ứng dụng AI tại các bệnh viện hiện nay là thành lập một trung tâm khám bệnh trực tuyến để giúp người dân giảm thiểu việc nhập viện cũng như thực hiện các xét nghiệm không cần thiết.
Họ sẽ được tư vấn bởi các chuyên gia ảo trước khi đưa ra quyết định có cần phải nhập viện hay không. Hay một số thì đưa robot sử dụng AI trong phẫu thuật, hoặc hỗ trợ bác sĩ trong việc lập hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân…
Trí tuệ nhân tạo sẽ chữa khỏi ung thư?
Đã có nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong việc chữa trị ung thư. Điều đó liệu có phải rằng những người mắc bệnh ung thư – một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay sẽ được chữa trị khỏi?
Câu trả lời là không. Sự cách mạng ở đây chính là việc AI sẽ đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo cần thiết đối với tình trạng sức khỏe của từng người để phòng tránh họ bị ung thư hoặc hỗ trợ phát hiện và đưa ra phác đồ điều trị sớm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ 30 – 50 % bệnh nhân tử vong do ung thư có thể tránh được bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị. Một số bệnh viện trên thế giới cũng đã đưa AI vào để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Ví dụ như dự án InnerEye đang được triển khai ở Bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge (Anh) cho phép phân tích các hình ảnh khối u để xác định u lành hay u ác trên hình ảnh chụp X quang, lập kế hoạch xạ trị và lên kế hoạch phẫu thuật.
Việc cho phép đọc kết quả X quang trong vòng vài giây với độ chính xác chấp nhận được sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt bác sĩ chuyên ngành đọc kết quả chiếu chụp tại Anh.
Ngoài ra, nó cho phép giám sát tốt hơn sự tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị để có sự điều chỉnh phù hợp với đáp ứng của bệnh nhân, giúp quá trình điều trị hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ.
Tuy nhiên, phải khẳng định một điều rằng, AI chưa thể thay thế được các bác sĩ. Bệnh tật luôn có tính cá thể, trong nhiều trường hợp không thể áp dụng chung cho tất cả bệnh nhân nên các bác sĩ vẫn có vai trò quyết định. AI chỉ là công cụ hỗ trợ các bác sĩ ra quyết định sau cùng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam hiện xếp 78 trên 172 nước trên bản đồ ung thư thế giới, với tỷ lệ tử vong là 110 người trên 100.000 dân. Số bệnh nhân ung thư đang tiếp tục có xu hướng tăng nhanh.
Mới đây, bệnh viện K và bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đang thử nghiệm hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo IBM WFO để hỗ trợ đưa ra phác đồ điều trị ung thư. Kết quả cho thấy sự tương đồng giữa phác đồ của hệ thống IBM WFO đưa ra với phác đồ của bác sĩ bệnh viện K đạt trên 90%.