Apple đang nỗ lực để làm cho nền tảng bảo mật sinh trắc học Face ID (đã được áp dụng trên iPhone X) của mình ngày càng trở nên an toàn hơn. Họ vừa được trao một bằng sáng chế cho thấy sự phát triển vượt bậc của công nghệ này. Bằng sáng chế “Hình ảnh tĩnh mạch bằng cách sử dụng phát hiện bức xạ xung” mới được công bố bởi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ.
Cách hoạt động của nó được mô tả khá phức tạp. Tuy nhiên, về cơ bản nó là một hệ thống có thể quét và phân tích các mạch máu bên dưới bề mặt da của người dùng. Nó sử dụng một máy phát quang, hệ thống sẽ phát ra các xung ánh sáng hồng ngoại hướng tới một mục tiêu- cơ thể con người. Ánh sáng hồng ngoại này sau đó sẽ xâm nhập vào da, phản chiếu mạch máu của người dùng. Sau đó, hệ thống sẽ đọc ánh sáng phản xạ với một cảm biến riêng.
Công nghệ này có vẻ như có nhiều điểm tương đồng dành cho lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, Apple lưu ý rằng nó có thể được tận dụng trong các nền tảng xác thực. Ví dụ, bàn tay của người dùng có thể được sử dụng để bảo mật sinh trắc học cực kỳ chính xác vì sự phức tạp của cấu trúc tính mạch trong đó.
Một số hình ảnh bằng sáng chế cũng mô tả việc hệ thống tĩnh mạch đang được sử dụng để quét trên khuôn mặt con người.
Tính hiệu quả đến đâu?
Các mô hình mạch máu trong một bàn tay con người hoặc khuôn mặt là vô cùng độc đáo. Thậm chí, chúng còn khác biệt rất lớn giữa các cặp song sinh giống hệt nhau. Điều đó có thể giảm thiểu tỷ lệ xác thực sai của các cặp song sinh này khi áp dụng Face ID tương lai như kể trên.
Hệ thống này cũng giúp cho việc đánh lừa Face ID bằng mặt nạ chất lượng cao là không thể. Về mặt lý thuyết, người ta có thể giả mạo các mẫu tĩnh mạch của người dùng, tuy nhiên, điều này sẽ vô cùng khó khăn và phức tạp.
Nói cách khác, nếu được triển khai, hệ thống có thể giúp loại bỏ một số vấn đề sai sót đối với nền tảng Face ID.
Hiện, không biết khi nào thì hệ thống bảo mật sinh trắc học này sẽ xuất hiện trên các thiết bị của Nhà táo.
Theo iDropnews