Công nghệ này quét các lớp học tại Trường Trung học Hàng Châu số 11 ở Chiết Giang, cứ sau 30 giây và ghi lại nét mặt của học sinh, phân loại chúng dựa trên sắc thái cảm xúc như: hạnh phúc, tức giận, sợ hãi, bối rối hoặc khó chịu. Hệ thống cũng ghi lại các hành động của học sinh như viết, đọc, giơ tay phát biểu và thậm chí nhận ra ai đang ngủ gật.
Theo Global Times, nó được gọi là “Hệ thống quản lý hành vi lớp học thông minh”. Theo đó mà khuôn mặt của học sinh có thể thay thế thẻ ID, hỗ trợ thanh toán tiền ăn trưa và mượn các vật dụng từ thư viện.Phó hiệu trưởng của trường cho biết, sự riêng tư của học sinh được bảo vệ vì công nghệ này lưu trữ dữ liệu trên máy chủ cục bộ thay vì cloud.Hệ thống này có thể “đọc” được học sinh có đang nghe giảng hay ngủ gật. Thậm chí, còn có thể phát hiện các trạng thái cảm xúc như vui vẻ, sợ hãi, tức giận hay bối rối.Tương tự điểm tín dụng xã hội (social credit), hệ thống này sẽ đánh giá, chấm điểm từng học sinh theo thời gian thực. Kết quả sẽ hiển thị trên một màn hình riêng của giáo viên để tiện theo dõi.Năm ngoái, công ty Qihoo 360 của Trung Quốc đã đóng cửa hàng trăm kênh live-stream vì lo ngại về vấn đề quyền riêng tư – phát trực tiếp từ một số địa điểm công cộng như hồ bơi, nhà hàng và lớp học.Tuy nhiên, những hệ thống an ninh tương tự đang ngày càng phổ biến sau khi bạo lực học đường gia tăng tại Trung Quốc. Ở Bắc Kinh, toàn bộ trường mẫu giáo được yêu cầu phải có hệ thống giám sát, một trong số đó được kết nối trực tiếp với sở cảnh sát địa phương.Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất dùng hệ thống giám sát tại trường học. Đầu năm nay, ở Delhi, Ấn Độ cũng đang triển khai camera giám sát tại tất cả các trường công, cho phép cha mẹ học sinh theo dõi con cái mình trong thời gian thực.Theo B.I