Giới trẻ tại Mỹ đang làm theo một xu hướng khá kỳ dị và sửng sốt: Rủ nhau đi phẫu thuật thẩm mỹ cho giống… hiệu ứng filter chỉnh ảnh selfie, đặc biệt là của những ứng dụng như Instagram và Snapchat. Đáng buồn thay, đây là một hậu quả tiêu cực đến từ sự phổ biến của công nghệ trong cuộc sống, được biết đến như một hội chứng ảnh hưởng tâm lý.
Việc các ứng dụng mạng xã hội cung cấp sẵn những filter chỉnh ảnh “tự sướng” để làm đẹp, mịn da, thon mặt, đổi màu mắt… đã quá quen thuộc hiện nay. Tuy nhiên, chính điều đó lại đang làm suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ bị lệch lạc. Tiến sĩ Neelam Vashi – trưởng khoa Thẩm mỹ học tại Đại học Boston cho biết: “Một hội chứng mới trong giới trẻ vừa nổi lên, khi những khách hàng đến làm dịch vụ thẩm mỹ viện yêu cầu được chỉnh sửa diện mạo cho giống các tấm ảnh chỉnh selfie của chính họ.”
Từ mục đích selfie để vui vẻ và lưu giữ kỷ niệm, giờ đây chính nó đang khiến tâm lý nhiều bạn trẻ bất ổn vì không nhận thức đúng.
Một cuộc nghiên cứu và điều tra thống kê đã được thực hiện, cho thấy rằng chính những mức độ vẻ đẹp khuôn mặt gần như toàn diện được tạo ra từ các ứng dụng và hiệu ứng chỉnh ảnh đã khiến người dùng trở nên khao khát và mờ mắt bởi viễn cảnh đó. Giờ đây, những người tới thẩm mỹ viện không còn chỉ đem theo ảnh của người nổi tiếng hoặc người mẫu nào đó để làm cơ sở tham khảo chỉnh hình, mà họ lại mang chính ảnh selfie của mình đến cho các bác sỹ xem và tham khảo. Trong đó, các phương pháp phẫu thuật góc mặt, má và mũi được tìm đến nhiều nhất.
Tựu chung lại, tình trạng và xu hướng này có thể được quy về chứng ám ảnh khiếm khuyết cơ thể (BDD), khi mà mọi người mắc phải sẽ thường có suy nghĩ tự huyễn hoặc bản thân noi theo tiêu chuẩn vẻ đẹp của người khác, bất chấp các tác động sức khỏe. Tỷ lệ trung bình trên thế giới mắc hội chứng này khá cao: Cứ 50 người thì có 1 người như vậy – và đang có đà tăng lên vì sự phổ biến của mạng xã hội chia sẻ ảnh trong cuộc sống.
“Các filter chỉnh ảnh có thể khiến tình trạng tâm lý của những người mắc BDD trở nên trầm trọng hơn, khi họ ngày càng coi trọng vẻ đẹp hình mẫu như những bức ảnh ảo, lấy nó làm một mục đích phải đạt được trong cuộc sống. Con số thống kê liên quan đến việc phẫu thuật giống ảnh selfie của mình trong năm ngoái đã chạm mức 55% rồi, trong khi năm 2013 mới chỉ là 13%,” Tiến sĩ Vashi tiếp tục chia sẻ.
Vậy giải pháp hiện tại cho những ai nằm trong diện bị ám ảnh vì hiệu ứng trên là gì? Hiện tại, các bác sỹ có kinh nghiệm vẫn khuyến cáo cần hạn chế dùng mạng xã hội và có người xung quanh theo dõi chăm non để phát hiện các dấu hiệu tâm lý phụ khác có phát sinh hay không. Đơn giản, đây không phải vấn đề mà dao kéo có thể giải quyết là xong, mà phải điều trị từ tận sâu trong thâm tâm và suy nghĩ của họ.
Việc các ứng dụng mạng xã hội cung cấp sẵn những filter chỉnh ảnh “tự sướng” để làm đẹp, mịn da, thon mặt, đổi màu mắt… đã quá quen thuộc hiện nay. Tuy nhiên, chính điều đó lại đang làm suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ bị lệch lạc. Tiến sĩ Neelam Vashi – trưởng khoa Thẩm mỹ học tại Đại học Boston cho biết: “Một hội chứng mới trong giới trẻ vừa nổi lên, khi những khách hàng đến làm dịch vụ thẩm mỹ viện yêu cầu được chỉnh sửa diện mạo cho giống các tấm ảnh chỉnh selfie của chính họ.”
Từ mục đích selfie để vui vẻ và lưu giữ kỷ niệm, giờ đây chính nó đang khiến tâm lý nhiều bạn trẻ bất ổn vì không nhận thức đúng.
Một cuộc nghiên cứu và điều tra thống kê đã được thực hiện, cho thấy rằng chính những mức độ vẻ đẹp khuôn mặt gần như toàn diện được tạo ra từ các ứng dụng và hiệu ứng chỉnh ảnh đã khiến người dùng trở nên khao khát và mờ mắt bởi viễn cảnh đó. Giờ đây, những người tới thẩm mỹ viện không còn chỉ đem theo ảnh của người nổi tiếng hoặc người mẫu nào đó để làm cơ sở tham khảo chỉnh hình, mà họ lại mang chính ảnh selfie của mình đến cho các bác sỹ xem và tham khảo. Trong đó, các phương pháp phẫu thuật góc mặt, má và mũi được tìm đến nhiều nhất.
Tựu chung lại, tình trạng và xu hướng này có thể được quy về chứng ám ảnh khiếm khuyết cơ thể (BDD), khi mà mọi người mắc phải sẽ thường có suy nghĩ tự huyễn hoặc bản thân noi theo tiêu chuẩn vẻ đẹp của người khác, bất chấp các tác động sức khỏe. Tỷ lệ trung bình trên thế giới mắc hội chứng này khá cao: Cứ 50 người thì có 1 người như vậy – và đang có đà tăng lên vì sự phổ biến của mạng xã hội chia sẻ ảnh trong cuộc sống.
“Các filter chỉnh ảnh có thể khiến tình trạng tâm lý của những người mắc BDD trở nên trầm trọng hơn, khi họ ngày càng coi trọng vẻ đẹp hình mẫu như những bức ảnh ảo, lấy nó làm một mục đích phải đạt được trong cuộc sống. Con số thống kê liên quan đến việc phẫu thuật giống ảnh selfie của mình trong năm ngoái đã chạm mức 55% rồi, trong khi năm 2013 mới chỉ là 13%,” Tiến sĩ Vashi tiếp tục chia sẻ.
Vậy giải pháp hiện tại cho những ai nằm trong diện bị ám ảnh vì hiệu ứng trên là gì? Hiện tại, các bác sỹ có kinh nghiệm vẫn khuyến cáo cần hạn chế dùng mạng xã hội và có người xung quanh theo dõi chăm non để phát hiện các dấu hiệu tâm lý phụ khác có phát sinh hay không. Đơn giản, đây không phải vấn đề mà dao kéo có thể giải quyết là xong, mà phải điều trị từ tận sâu trong thâm tâm và suy nghĩ của họ.