Suốt 10 năm lịch sử, ,cho đến tận bây giờ Android vẫn mắc phải một vấn đề nhức nhối: phân mảnh. Và nếu bạn muốn tìm minh chứng cho vấn đề này, bạn chẳng cần nhìn đâu xa ngoài chiếc smartphone Android đầu bảng do chính Google tạo ra: Pixel 2/2 XL.
2 tháng trước, Google ngừng bán phụ kiện cho phép vừa sạc vừa dùng tai nghe trên cửa hàng trực tuyến của mình. Tuần vừa rồi, Sony có vẻ đã tiếp sức cho Google khi ra mắt phụ kiện tương tự nhưng chỉ đảm bảo hoạt động trên smartphone Xperia. Theo thử nghiệm của The Verge, phụ kiện này không hoạt động với Pixel 2.
Thế hệ Pixel thứ 3 đã chuẩn bị ra mắt nhưng người dùng Pixel 2 vẫn chưa có cách nào để vừa sạc điện thoại vừa nghe nhạc qua cổng USB-C.
Nói cách khác, nếu muốn nghe nhạc qua tai nghe trong lúc đang sạc Pixel 2, tín đồ Google chẳng có cách nào khác ngoài việc đặt hàng, thử nghiệm (và… đổi trả) các phụ kiện “không tên” từ Amazon. Google đã bỏ cuộc, và ngay cả phụ kiện đến từ một thương hiệu danh tiếng như Sony cũng không hoạt động trên Pixel.
Dĩ nhiên, phụ kiện của Sony sẽ hoạt động tốt nhất với smartphone của Sony. Nhưng điều đáng nói là ở chỗ USB-C không phải công nghệ độc quyền của Sony. USB-C được định nghĩa là một “tiêu chuẩn”, có nghĩa rằng một chiếc smartphone có USB-C bất kỳ nên có khả năng kết nối với một phụ kiện USB-C từ bất cứ hãng nào mà không gặp phải vấn đề gì cả.
Thực tế rõ ràng là ngược lại. Đến nay, người dùng Pixel vẫn chưa có cách nào rõ ràng và chính thống để vừa nghe vừa sạc.
Ý nghĩa “tiêu chuẩn” của USB-C đã bị các nhà sản xuất Android làm cho mai một đi khá nhiều.
Ngay đến cả một loại phụ kiện đơn giản hơn là adapter từ USB-C sang 3.5mm cũng tiềm ẩn vấn đề. Hãy thử tìm đọc review cho các loại adapter này trên Amazon và bạn sẽ thấy mỗi adapter có thể hoạt động tốt với một vài model smartphone và hoàn toàn không tương thích với smartphone khác.
Mỗi nhà sản xuất cũng có thể thực hiện adapter này theo một cách khác nhau. Ví dụ, BPhone 2 được tuyên bố là có DAC “rời”, và phụ kiện USB-C sang 3.5 của hãng hày thực chất chỉ là một chiếc dây nối truyền đi tín hiệu analog. Nếu bạn mang cắm phụ kiện BPhone vào những chiếc smartphone chỉ truyền tín hiệu digital qua cổng USB-C như Pixel 2 hay Galaxy S8, bạn sẽ chẳng nghe thấy gì cả.
Những người có hiểu biết chút ít về công nghệ sẽ không bao giờ gặp phải tình huống này. Nhưng smartphone đã, đang và sẽ luôn là một loại thiết bị phổ thông cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người dùng kém hiểu biết công nghệ nhất. Không ai muốn mua phụ kiện về thử nghiệm rồi thất vọng mang đổi trả cả.
Có 2 Giải Pháp
May mắn là smartphone Android vẫn còn một “tiêu chuẩn” truyền tín hiệu âm thanh khác: Bluetooth.
Có 2 giải pháp rất dễ dàng cho tình cảnh rối loạn của USB-C trên Android. Giải pháp đầu tiên và dễ hiểu nhất vẫn là cổng tai nghe tích hợp, nhưng ngoại trừ Samsung và LG, tất cả các nhà sản xuất Android đều đã chạy theo Apple.
Giải pháp thứ hai có lẽ sẽ định hình tương lai: Bluetooth. So với tai nghe có dây đi kèm một mớ phụ kiện có chất lượng dở tệ, rõ ràng là tai nghe Bluetooth ổn định và tiện lợi hơn.
Bởi thế mà người dùng cũng chuyển sang tai Bluetooth ngày càng nhiều. Sau khi trào lưu khai tử cổng tai nghe bùng nổ, giá bán trung bình của tai nghe trên thị trường toàn cầu cũng đã gia tăng – một xu thế được công ty nghiên cứu thị trường Futuresource xác định là do những chiếc tai nghe Bluetooth đang chiếm thị phần ngày một nhiều hơn.
Có những vấn đề sẽ không bao giờ xảy ra nếu như ai cũng kiên định như Samsung và LG.
Quan trọng nhất, Bluetooth có mặt trên tất cả các mẫu smartphone bán ngoài thị trường. Thật lạ lùng, nhưng năm vừa rồi doanh số smartphone có Bluetooth cao hơn doanh số smartphone có cổng tai nghe tới hàng trăm triệu máy.
Nhưng đó đơn giản là sự thật mà chúng ta buộc phải đối mặt. Tất cả chỉ vì các hãng Android chạy theo Apple, loại bỏ cổng tai nghe một cách vô lý. Bỏ cổng tai nghe trên iPhone thì không sao nhưng với Android thì quả đúng là thảm họa
2 tháng trước, Google ngừng bán phụ kiện cho phép vừa sạc vừa dùng tai nghe trên cửa hàng trực tuyến của mình. Tuần vừa rồi, Sony có vẻ đã tiếp sức cho Google khi ra mắt phụ kiện tương tự nhưng chỉ đảm bảo hoạt động trên smartphone Xperia. Theo thử nghiệm của The Verge, phụ kiện này không hoạt động với Pixel 2.
Thế hệ Pixel thứ 3 đã chuẩn bị ra mắt nhưng người dùng Pixel 2 vẫn chưa có cách nào để vừa sạc điện thoại vừa nghe nhạc qua cổng USB-C.
Nói cách khác, nếu muốn nghe nhạc qua tai nghe trong lúc đang sạc Pixel 2, tín đồ Google chẳng có cách nào khác ngoài việc đặt hàng, thử nghiệm (và… đổi trả) các phụ kiện “không tên” từ Amazon. Google đã bỏ cuộc, và ngay cả phụ kiện đến từ một thương hiệu danh tiếng như Sony cũng không hoạt động trên Pixel.
Dĩ nhiên, phụ kiện của Sony sẽ hoạt động tốt nhất với smartphone của Sony. Nhưng điều đáng nói là ở chỗ USB-C không phải công nghệ độc quyền của Sony. USB-C được định nghĩa là một “tiêu chuẩn”, có nghĩa rằng một chiếc smartphone có USB-C bất kỳ nên có khả năng kết nối với một phụ kiện USB-C từ bất cứ hãng nào mà không gặp phải vấn đề gì cả.
Thực tế rõ ràng là ngược lại. Đến nay, người dùng Pixel vẫn chưa có cách nào rõ ràng và chính thống để vừa nghe vừa sạc.
Ý nghĩa “tiêu chuẩn” của USB-C đã bị các nhà sản xuất Android làm cho mai một đi khá nhiều.
Ngay đến cả một loại phụ kiện đơn giản hơn là adapter từ USB-C sang 3.5mm cũng tiềm ẩn vấn đề. Hãy thử tìm đọc review cho các loại adapter này trên Amazon và bạn sẽ thấy mỗi adapter có thể hoạt động tốt với một vài model smartphone và hoàn toàn không tương thích với smartphone khác.
Mỗi nhà sản xuất cũng có thể thực hiện adapter này theo một cách khác nhau. Ví dụ, BPhone 2 được tuyên bố là có DAC “rời”, và phụ kiện USB-C sang 3.5 của hãng hày thực chất chỉ là một chiếc dây nối truyền đi tín hiệu analog. Nếu bạn mang cắm phụ kiện BPhone vào những chiếc smartphone chỉ truyền tín hiệu digital qua cổng USB-C như Pixel 2 hay Galaxy S8, bạn sẽ chẳng nghe thấy gì cả.
Những người có hiểu biết chút ít về công nghệ sẽ không bao giờ gặp phải tình huống này. Nhưng smartphone đã, đang và sẽ luôn là một loại thiết bị phổ thông cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người dùng kém hiểu biết công nghệ nhất. Không ai muốn mua phụ kiện về thử nghiệm rồi thất vọng mang đổi trả cả.
Có 2 Giải Pháp
May mắn là smartphone Android vẫn còn một “tiêu chuẩn” truyền tín hiệu âm thanh khác: Bluetooth.
Có 2 giải pháp rất dễ dàng cho tình cảnh rối loạn của USB-C trên Android. Giải pháp đầu tiên và dễ hiểu nhất vẫn là cổng tai nghe tích hợp, nhưng ngoại trừ Samsung và LG, tất cả các nhà sản xuất Android đều đã chạy theo Apple.
Giải pháp thứ hai có lẽ sẽ định hình tương lai: Bluetooth. So với tai nghe có dây đi kèm một mớ phụ kiện có chất lượng dở tệ, rõ ràng là tai nghe Bluetooth ổn định và tiện lợi hơn.
Bởi thế mà người dùng cũng chuyển sang tai Bluetooth ngày càng nhiều. Sau khi trào lưu khai tử cổng tai nghe bùng nổ, giá bán trung bình của tai nghe trên thị trường toàn cầu cũng đã gia tăng – một xu thế được công ty nghiên cứu thị trường Futuresource xác định là do những chiếc tai nghe Bluetooth đang chiếm thị phần ngày một nhiều hơn.
Có những vấn đề sẽ không bao giờ xảy ra nếu như ai cũng kiên định như Samsung và LG.
Quan trọng nhất, Bluetooth có mặt trên tất cả các mẫu smartphone bán ngoài thị trường. Thật lạ lùng, nhưng năm vừa rồi doanh số smartphone có Bluetooth cao hơn doanh số smartphone có cổng tai nghe tới hàng trăm triệu máy.
Nhưng đó đơn giản là sự thật mà chúng ta buộc phải đối mặt. Tất cả chỉ vì các hãng Android chạy theo Apple, loại bỏ cổng tai nghe một cách vô lý. Bỏ cổng tai nghe trên iPhone thì không sao nhưng với Android thì quả đúng là thảm họa