Vì sao Samsung chọn QLED?
Nếu smartphone thường được người dùng nâng cấp theo năm, theo tháng thì TV vẫn là sản phẩm có tính chất lâu bền. Với khách hàng Việt, vòng đời của những chiếc TV thời nay đã được rút ngắn so với trước đây song vẫn là 3 – 5 năm, thậm chí cả thập niên. Cũng vì thế khi lựa chọn màn hình, ngoài chất lượng hình ảnh, tính năng hay ngoại hình, độ bền luôn là yếu tố được người dùng đề cao. Một chiếc TV tốt cần có tính ổn định, giá trị sử dụng lâu dài, thiết kế vượt thời gian chứ không chỉ đẹp mắt trong thoáng chốc.
QLED mà Samsung theo đuổi là công nghệ được xây dựng dựa trên nền tảng màn hình từ hàng chục năm qua. Nhà sản xuất Hàn Quốc nâng cấp chất lượng bằng cách thêm vào lớp chấm lượng tử giúp tăng cường khả năng tái tạo màu, đem đến hình ảnh rực rỡ, sắc nét. Lớp nền chấm lượng tử này được cấu thành từ rất nhiều các hạt siêu nhỏ, đường kính vài nano mét, trong đó mỗi chấm cho khả năng hiển thị màu sắc riêng biệt và chính xác.
Thực tế từ năm 2013, Samsung đã trình diễn TV OLED độ phân giải 4K Ultra HD. Nó cho thấy hãng liên tục nghiên cứu và làm chủ các công nghệ mới, dẫn dắt thị trường công nghệ. Tuy nhiên, Samsung lại không lựa chọn OLED để thương mại hóa trên các mẫu TV dân dụng vì công nghệ này tồn tại một số nhược điểm. Đáng kể trong đó là OLED dễ gặp tình trạng burn-in, tức hình ảnh bị lưu lại sau thời gian sử dụng, xuất hiện những bóng mờ khó chịu và ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng.
Cấu tạo của tấm nền QLED và White OLED.
“Lý do OLED TV có hiện tượng lưu hình là do nó làm từ vật liệu hữu cơ”, hãng điện tử Hàn Quốc cho biết. “TV là một thiết bị gia đình có vòng đời sử dụng lâu dài, bởi vậy độ bền của sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng với hãng trong quá trình phát triển”. Điều đáng nói nữa là TV thường được mở trong thời gian dài, burn-in sẽ là điều khó tránh khỏi, nhất là với logo kênh truyền hình.
Theo Zdnet, một nhà sản xuất đã lắp TV OLED của họ tại phòng chờ sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc), song thiết bị này có dấu hiệu bị lưu ảnh, để lại một đường kẻ trắng trên màn hình. Đáng chú ý đây là TV đời 2018 và mới chỉ ra mắt được vài tháng. Sau đó, nhà sản xuất trên đã thay thế chiếc OLED TV bằng một chiếc TV LCD khác mà theo Zdnet là để tránh bị lưu hình. Đây là ví dụ mới nhất cho thấy hạn chế của công nghệ OLED, kể cả phiên bản 2018, so với LCD.
Ngược lại, OLED phù hợp với các thiết bị màn hình nhỏ, chẳng hạn smartphone, đồng hồ thông minh. Samsung hiện là nhà sản xuất màn hình OLED di động lớn nhất thế giới và nó được thương mại trên nhiều triệu sản phẩm. Điều này cho thấy Samsung có năng lực cao trong lĩnh vực màn hình, kể cả OLED, nhưng nhà sản xuất này hiểu được công nghệ nào mới là tốt nhất cho TV, đem lại giá trị sử dụng lâu bền cho người dùng.
QLED – công nghệ tối ưu cho TV
Để cải thiện chất lượng TV, Samsung đã thêm vào tấm nền lớp chấm lượng tử không chứa nguyên tố cadmium đầu tiên trên thế giới, gồm nhiều tinh thể vô cơ với đường kính vài nano mét, trong đó, mỗi chấm cho khả năng hiển thị màu sắc riêng biệt và chính xác. Kết quả là QLED TV 2018 có khả năng tái tạo tới một tỷ màu sắc với độ phủ 100% dải màu, tức những gì trình diễn trên màn hình sống động, chân thực gần với cuộc sống.
Các chuyên gia công nghệ và người dùng Việt trải nghiệm TV QLED 2018.
Khả năng hiển thị màu đen từng là hạn chế trên những mẫu TV trước đây song đã được Samsung khắc phục với QLED 2018. Bằng việc sử dụng tấm nền direct full array, màn hình của Samsung có khả năng bật tắt độc lập từng vùng với hàng triệu đèn nền bên dưới. Nhờ đó, QLED 2018 cho màu đen sâu gần như tuyệt đối, độ tương phản cao và hình ảnh đẹp.
“Mảnh ghép” khác cho chất lượng hình ảnh tốt của một mẫu TV là độ sáng cao. Với mức 2.000 nit, QLED TV 2018 là dòng màn hình sáng nhất thị trường hiện nay, đem đến màu trắng tinh khiết. Kết hợp giữa màu đen sâu và màu trắng cao đã cho ra độ tương phản cao, đưa QLED TV mới đạt chuẩn HDR 10+ và được cả chứng nhận UHD Premium từ tổ chức UHD Alliance.
Tại sao lại cần độ sáng cao như vậy? Nếu bạn từng khó chịu khi xem TV không rõ do ánh sáng xung quanh mạnh, hình ảnh trên TV ở phòng khách bị mờ nhạt vì nắng chiếu vào… thì điều bạn cần chính là chiếc TV QLED 2018. Độ sáng cao 2.000 nit trên màn hình của Samsung sẽ khắc chế điều kiện bất lợi của môi trường, đặc biệt phù hợp với thời tiết nhiệt đới như tại Việt Nam. Trong khi đó, độ sáng vẫn là hạn chế của OLED khi mức tối đa của dòng màn hình này bằng khoảng một nửa QLED.
Q-Slyle – thiết kế vượt thời gian
Điều gì níu giữ người dùng đặt một thiết bị công nghệ trong nhà vài năm hay đến cả chục năm? Ngoài việc chất lượng tốt, khả năng sử dụng lâu bền, kiểu dáng của nó phải vượt qua sức mạnh của “dòng chảy” tời gian. Samsung đã chọn màn hình tràn viền với thiết kế 360 độ nhằm đem đến trải nghiệm chân thực cho người dùng.
QLED 2018 loại bỏ các yếu tố gây rối khi mọi kết nối trên TV được gộp vào hộp One Connect Box và liên kết với TV bằng sợi cáp vô hình One Invisible Connection. Đây là tiện ích nâng cao đầu tiên trên thế giới có thể kéo dài tới 15 mét, giúp người dùng tự do bố trí TV mà không cần suy tư về khoảng cách với ổ cắm điện. Cùng với đó còn khéo léo ẩn đi được các cổng ngoại vi, các đầu cắm vốn phá vỡ sự gọn gàng trên các mẫu TV truyền thống.
Chế độ Ambient Mode trên Samsung QLED TV.
Thiết kế đẹp và trường tồn phải là thiết kế hòa hợp với xung quanh. Với triết lý này, Samsung tạo ra chế độ hình nền Ambient Mode, giúp chiếc TV như thể phản chiếu bức tường sau lưng nó. Yếu tố thiết kế này tạo một cảm giác đồng nhất về không gian, màn hình TV hòa nhập với bức tường. Các thông tin thường nhật như thời gian và thời tiết có thể được hiển thị theo thời gian thực và dễ dàng tiếp cận nhờ vào nút điều chỉnh riêng biệt cho chế độ Ambient Mode được thêm vào trên bộ điều khiển One Remote Control của TV QLED.
Thật khó để tạo ra một sản phẩm hoàn mỹ về mọi mặt nhưng chiếc TV chất lượng và bền bỉ đang ở rất gần bạn. QLED TV 2018 tập trung vào giá trị cốt lõi đó là chất lượng hình ảnh, độ bền cùng thiết kế, trải nghiệm vượt thời gian chính là sản phẩm người dùng tìm kiếm.
Mai Thương