Trước yêu cầu giải thích của Eugene Kaspersky, CEO Kaspersky Lab, người phát ngôn của Twitter tuyên bố rằng quảng cáo của Kaspersky Lab bị cấm do mô hình kinh doanh của công ty này mâu thuẫn với những điều khoản quảng cáo của nền tảng Twitter.
Bên cạnh đó, Twitter còn nhắc lại rằng tháng 9 năm ngoái, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã coi Kaspersky Lab là mối đe dọa an ninh quốc gia. Tổng thống Donald Trump cũng đã ra lệnh cấm tất cả các cơ quan chính phủ ngừng sử dụng phần mềm bảo mật của Kaspersky Lab.
“DHS lo ngại về mối quan hệ giữa một số lãnh đạo của Kaspersky và tình báo Nga”, Twitter tuyên bố. “Bên cạnh đó theo luật pháp của Nga, điện Kremlin cũng có thể buộc Kaspersky Lab giúp họ thực hiện các chiến dịch gián điệp”.
Ông Eugene Kaspersky, CEO Kaspersky Lab, phản ứng gay gắt với quyết định của Twitter. Thứ sáu tuần trước, Eugene đã có một tweet phàn nàn về lệnh cấm quảng cáo và yêu cầu Twitter giải thích.
“Phần lớn nội dung mà chúng tôi quảng cáo trên Twitter là thông tin về bảo mật và những nghiên cứu, báo cáo về ngành công nghiệp bảo mật thông tin”, Eugene viết.
Trước lệnh cấm quảng cáo của Twitter, Kaspersky Lab đã từng phải chịu nhiều cú đánh khác từ các hãng công nghệ Mỹ. Lo ngại về mối quan hệ không rõ ràng giữa Kaspersky Lab và chính phủ Nga, tháng 9 năm ngoái Best Buy đã loại bỏ tất cả các sản phẩm chống virus của công ty này khỏi các kệ hàng.
Kaspersky Lab từ chối cáo buộc làm gián điệp nhưng thừa nhận đã vô tình tải xuống các tập tin bí mật từ một nhân viên NSA vào năm 2014. Để mọi việc rõ ràng, Kaspersky Lab sẵn sàng công khai mã nguồn để cho các chuyên gia bảo mật điều tra.
Eugene Kaspersky cũng tuyên bố rằng ông sẵn sàng kiện Twitter. Tháng 12 năm ngoái, Kaspersky Lab đã đâm đơn kiện sau khi nhận lệnh cấm của DHS.
Phía Twitter tuyên bố rằng dù bị cấm quảng cáo nhưng Kaspersky Lab vẫn có thể tiếp tục hoạt động trên mạng xã hội này với tư cách người dùng. Kaspersky Antivirus bị cựu hacker của NSA kiểm soát và biến thành công cụ tìm kiếm các tài liệu tuyệt mật
Bên cạnh đó, Twitter còn nhắc lại rằng tháng 9 năm ngoái, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã coi Kaspersky Lab là mối đe dọa an ninh quốc gia. Tổng thống Donald Trump cũng đã ra lệnh cấm tất cả các cơ quan chính phủ ngừng sử dụng phần mềm bảo mật của Kaspersky Lab.
“DHS lo ngại về mối quan hệ giữa một số lãnh đạo của Kaspersky và tình báo Nga”, Twitter tuyên bố. “Bên cạnh đó theo luật pháp của Nga, điện Kremlin cũng có thể buộc Kaspersky Lab giúp họ thực hiện các chiến dịch gián điệp”.
Ông Eugene Kaspersky, CEO Kaspersky Lab, phản ứng gay gắt với quyết định của Twitter. Thứ sáu tuần trước, Eugene đã có một tweet phàn nàn về lệnh cấm quảng cáo và yêu cầu Twitter giải thích.
“Phần lớn nội dung mà chúng tôi quảng cáo trên Twitter là thông tin về bảo mật và những nghiên cứu, báo cáo về ngành công nghiệp bảo mật thông tin”, Eugene viết.
Trước lệnh cấm quảng cáo của Twitter, Kaspersky Lab đã từng phải chịu nhiều cú đánh khác từ các hãng công nghệ Mỹ. Lo ngại về mối quan hệ không rõ ràng giữa Kaspersky Lab và chính phủ Nga, tháng 9 năm ngoái Best Buy đã loại bỏ tất cả các sản phẩm chống virus của công ty này khỏi các kệ hàng.
Kaspersky Lab từ chối cáo buộc làm gián điệp nhưng thừa nhận đã vô tình tải xuống các tập tin bí mật từ một nhân viên NSA vào năm 2014. Để mọi việc rõ ràng, Kaspersky Lab sẵn sàng công khai mã nguồn để cho các chuyên gia bảo mật điều tra.
Eugene Kaspersky cũng tuyên bố rằng ông sẵn sàng kiện Twitter. Tháng 12 năm ngoái, Kaspersky Lab đã đâm đơn kiện sau khi nhận lệnh cấm của DHS.
Phía Twitter tuyên bố rằng dù bị cấm quảng cáo nhưng Kaspersky Lab vẫn có thể tiếp tục hoạt động trên mạng xã hội này với tư cách người dùng. Kaspersky Antivirus bị cựu hacker của NSA kiểm soát và biến thành công cụ tìm kiếm các tài liệu tuyệt mật