Những công nghệ có chủ đích
“Nó giống như là họ đang sử dụng một thứ cocain hành vi reo rắc trên tất cả các giao diện của bạn và làm bạn phải quay lại và quay lại và quay lại” – cựu nhân viên của Mozilla và Jawbone, Aza Raskin nói.
“Đằng sau mỗi màn hình điện thoại là những gì hàng ngàn kỹ sư đã cố gắng nghiên cứu để làm sao cho nó có thể gây nghiện tối đa cho người dùng” – ông nói thêm.
Năm 2006, Raskin, một kỹ sư công nghệ hàng đầu đã tự thiết kết hiệu ứng “infinite scroll” (cuộn vô hạn – hiệu ứng cho phép tải các bài viết kế tiếp bằng kỹ thuật AJAX, sau khi cuộn trang tới một vị trí nào đó, chẳng hạn như kéo tới chân trang nó sẽ hiển thị các bài tiếp theo mà không cần bấm sang trang tiếp), một trong những tính năng được xem là giúp hình thành thói quen ở người dùng một cách nhanh chóng trên nhiều ứng dụng hiện nay. Tại thời điểm đó, Raskin đang làm việc cho Humanized, một công ty tư vấn giao diện cho người dùng máy tính.
Cuộn vô hạn khiến người dùng nhìn vào điện thoại lâu hơn mức cần thiết. Raskin cho biết, khi thiết kế tính năng này, ông đã không biết rằng nó sẽ gây nghiện cho người dùng và giờ cảm thấy có lỗi vì điều đó. Tuy nhiên, không phải nhà thiết kế nào cũng giống như Raskin. Nhiều người trong số họ bị thôi thúc tạo ra các phần mềm gây nghiện bởi mô hình kinh doanh của các công ty lớn họ đang làm việc cho. “Để có được tài trợ tiếp theo, hay để cổ phiếu tăng giá, lượng thời gian mà mọi người dành cho ứng dụng của bạn phải tăng lên” – ông nói – “Vì vậy, khi bạn đặt áp lực đó lên một con số nào đó, bạn sẽ bắt đầu cố gắng phát minh ra những cách thức mới để khiến mọi người không thể ngừng sử dụng chúng”.
Ông Raskin thiết lập điện thoại của mình ở chế độ đơn sắc để giảm thiểu sức mạnh gây nghiện của ứng dụng.
Thời gian bị đánh cắp
Cùng quan điểm với Raskin, một cựu nhân viên của Facebook, Sandy Parakilas, người đã cố gắng ngừng sử dụng Facebook sau khi rời công ty năm 2012, phát biểu: “Truyền thông xã hội rất giống với máy đánh bạc”, “việc bỏ nó giống như tôi đang cố bỏ hút thuốc lá”.
Trong suốt thời gian công tác của mình và năm tháng tại Facebook, ông cho biết những người khác cũng đã nhận ra mối nguy hại của các ứng dụng truyền thông xã hội này.
“Người ta đã nhận thức được thực tế là sản phẩm ứng dụng truyền thông xã hội có thể hình thành thói quen và gây nghiện” – ông nói – “Tồn tại một mô hình kinh doanh được thiết kế để thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ dành nhiều thời gian nhất có thể cho nó và sau đó sự chú ý đó được bán cho các nhà quảng cáo”.
Trong khi đó, Facebook nói với BBC rằng sản phẩm của họ được tạo ra để mang mọi người gần hơn tới bạn bè, gia đình và những điều họ quan tâm và họ không hề muốn một cái gì đó trở thành nhân tố gây nghiện cho người dùng sản phẩm của mình.q